CROSS JOTZONE GIFT SET PEN AND JOURNAL - WHITE •

Giới thiệu nhà thơ Ngô Thế Lân

CROSS JOTZONE GIFT SET PEN AND JOURNAL - WHITE •

Tiểu sử nhà thơ Ngô Thế Lân

(? – ?, khoảng cuối TK XVIII)

Nhà thơ Ngô Thế Lân, tự Hoàn Phác, hiệu Ái Thúc Trai. Quê gốc : làng Vụ Lại, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên, chưa rõ dòng dõi. Ông sinh và mất năm nào không rõ. Lê Quý Đôn viết Phủ biên tạp lực vào năm 1776, có ghi : “Năm nay, ông chừng hơn 50 tuổi”. Dự đoán ông sinh vào khoảng 1726 (2). Có thể biết chắc chắn rằng lúc ông lớn lên, địa vực Đàng Trong đang hết sức bê bối : chúa thì nhu nhược, quyền thần lấn át, đặc biệt Trương Phúc Loan tham tàn, gây bất bình tại triều và ngoài nội. Tây Sơn nổi dậy đuổi chúa Nguyễn vào Gia Định, quận Đàng Ngoài vào chiếm Thuận Hóa. Chiến tranh, loạn lạc, đói nghèo… đẩy xã hội vào khủng hoảng nghiêm trọng. Ngô Thế Lân học rộng, thơ hay, nhiều từng trải, rất quan tâm đến cuộc sống cơ cực của nhân dân và tình trạng suy thoái, đổ nát của chính quyền Đàng Trong. Là người có tài năng nhưng ông không vào hùa với chúa Nguyễn, lui về ở ẩn đợi thời. Khi vua Quang Trung xuống chiếu cầu hiền, tuy tuổi đã cao, ông ra cộng tác với triều Tây Sơn. Đến nay vẫn chưa rõ ông được giao chức vụ gì, đã đóng góp ra sao và mất trong hoàn cảnh nào ?

Tác phẩm của nhà thơ Ngô Thế Lân

Về sáng tác, ông có Phong trúc tập (I và II) bằng chữ Hán nhưng đã thất lạc nên chưa biết được dung lượng và nội dung tác phẩm. Trong thời gian tháp tùng cuộc nam chính của đoàn quân chúa Trịnh, hai ông Lê Quý Đôn và Phạm Nguyễn Du đã sưu tầm được một số bài chép vào Phủ biên tập lực và Nam hành ký đắc tập. Sau này, sử gia Phan Huy Chú giới thiệu thêm mấy bài nữa trong mục “Văn tịch chí” của bộ sách Lịch triều hiến chương loại chí. Di sản kể trên quả là ít ỏi, nhưng qua việc sưu tầm, lựa chọn của ba tác giả đã nêu, cũng có thể hiểu được một cách khái quát về con người và một vài thành tựu của thơ Ngô Thế Lân.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Vi Huyền Đắc

Rất tiếc là chưa tìm lại được Phong trúc tập để xác định đúng vị trí của nhà thơ Đàng Trong Ngô Thế Lân. Nhưng chỉ với phần di sản rất ít ỏi, ta cũng có thể thấy giá trị hiện thực rất sắc nét và đa dạng của ngòi bút Ngô Thế Lân. Những bài thơ như Trư điểu đề (Tiếng chim lợn kêu), Hữu cảm (Có cảm xúc), Thiệp thế ngâm (Bài ngâm trải đời)… dưới hình thức ám dụ, ngụ ngôn, ông hình dung khái quát cái xã hội bấy giờ đã hết sức bị đát. “Phong trần cực mục hắc xâm xâm” (Hữu cảm Cơn gió bụi, rán tầm mắt trông, chỉ thấy bóng đen thăm thẳm). Dưới cái bầu trời đen ngòm đó, đang sống nhung nhúc đủ loại nhỏ to, lớn bé chỉ chuyên hại người như ruồi muỗi, sói chồn, hổ lang, kình ngạc. Trư điểu để cực tả cái không khí  ngột ngạt, rợn người của cái chế độ thống trị hà khắc, tàn bạo đến khủng khiếp :” …Thái Sơn xiêu đổ, ban ngày tối mò, Đất bằng sóng cuộn, mây đen mờ mịt, Đàn hồng nhạn kêu thương bay tản nơi rừng rú, Bảy sói lang nghênh ngang trên các đường lớn, Trong triều, ngoài nội ai cũng nín hơi, không dám nói…” – Lời dịch xuôi.

Chưa hết, chiến tranh lại xảy ra triền miên, đi đến đâu cũng gặp “qua mâu”. “Tờ hịch lông chim hàng ngày báo tin các chiến trường thua chạy, Thư gửi về, mà đoàn quân bại trận không thấy trở về !” (Hữu cảm). Đúng là cả xã hội bị dồn vào thế cùng đường ! Trong một bức thư gửi bạn, ông phân tích : Người giỏi trị con mọt, phải biết kỹ cái gốc là ở gỗ, nếu chỉ biết cách trị mọt thì trị được mọt này, thì mọt khác lại sinh ra, bởi vì mọt sinh là từ gỗ ! Nhãn quan của cư sĩ đất Thuận Hóa quả là sâu sắc. Phải chăng cái nhìn của Ngô Thế Lân, cũng giống cái nhìn của thi hào Đàng Ngoài Nguyễn Du khi ông viết bài Phản chiêu hồn ? Rõ ràng hai ông đều cảm ghét, lên án gay gắt mang ý nghĩa phủ định, cái chế độ phong kiến suy tàn đến mức khó chấp nhận.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà văn Nguyễn Hàng

Trong Phong trúc tập còn có nhiều bài tự sự mà ông gửi gắm nỗi lòng chua chát về lý tưởng của kẻ sĩ đã đổ vỡ “Phương Nam có kẻ sĩ, Chí lớn số long đong”. Cuối cùng ông tự an ủi mình “Phú quý bỏ ngoài vòng” (Vịnh hoài), “Thảnh thơi nằm ngủ vì ta bất tài” (Sơn cư tức sự). Lánh đục về trong như vậy, âu cũng là một cách bộc lộ phẩm chất của kẻ sĩ trước xã hội nhiễu nhương.

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top