Thu Bồn (nhà thơ) – Wikipedia tiếng Việt

Giới thiệu nhà thơ Thu Bồn

Thu Bồn (nhà thơ) – Wikipedia tiếng Việt

Tiểu sử nhà thơ Thu Bồn

Nhà thơ Thu Bồn sinh ngày 1.12.1935, tên thật là Hà Đức Trọng. Quê gốc: xã Điện Thắng, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Thu Bồn tham gia thiếu sinh quân từ năm 12 tuổi, làm liên lạc cho bộ đội và trực tiếp chiến đấu từ 1947 cho đến cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ông hoạt động trên nhiều chiến trường như Tây Nguyên, Khu V, Quảng Trị, biên giới Tây – Nam…, lúc là bộ đội xung kích, lúc ở pháo binh, lúc làm phóng viên chiến tranh và từng là biên tập viên của tạp chí Văn nghệ quân đội. Do có nhiều thành tích xuất sắc trong các cuộc kháng chiến, ông đã được tặng thưởng rất nhiều huân chương, huy chương (Huân chương kháng chiến, Huân chương quân công, Huân chương chiến công, Huân chương chiến thắng, Huân chương giải phóng…). Về văn học, Thu Bồn đã được trao Giải thưởng Nguyễn  Đình Chiểu (1965) với Bài ca chim Chrao, Giải thưởng thơ báo Hà Nội mới với bài thơ Gửi lòng con đến cùng cha. Ông cũng đã được Hội nhà văn Á Phi tặng Giải thưởng văn học Lotus (1973) cho tác phẩm Bài cứ chim Chrao. Ông mất ngày 17.6.2003 tại nhà riêng xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Tang lễ nhà thơ được cử hành trọng thể tại TP Hồ Chí Minh.

Tiểu sử nhà thơ Thu Bồn

Những tác phẩm chính : Bài cơ chim Chrao (trường ca – 1962), Tre xanh (thơ – 1969), Mặt đất không quên (thơ – 1970), Quê hương mặt trời vàng (trường ca – 1975), Bư dan khát (trường ca – 1976), Campuchia hy vọng (trường ca – 1978), Oran 76 (trường ca – 1979), Người vắt sữa bầu trời (trường ca – 1985), Thông điệp nhìa xuân (trường ca – 1985), /00 bài thơ tình nhờ em đặt tên (thơ – 1992). Về văn xuôi : Chớp trắng (tiểu thuyết – 1970), Những đám mây màu cánh vạc (tiểu thuyết, 2 tập – 1975), Hòn đảo chân ren (tiểu thuyết – 1972), Dòng sông tuổi thơ (tiểu thuyết – 1973), Đỉnh núi (tiểu thuyết – 1986), Mắt bỏ câu và rừng phi tiễn (tiểu thuyết – 1986), Vùng pháo sáng (tiểu thuyết – 1986), Cửa ngõ miền Tây (tiểu thuyết – 1986), Em bé vào hang cọp (tiểu thuyết, 2 tập – 1986), Em bé trong rừng thốt nốt (truyện vừa – 1979), Dưới rrø (truyện ngắn – 1986).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Huy Hồ

Có thể thấy đây là một con người luôn sống hết mình, làm việc cật lực, say mê cả trong lao động, chiến đấu và sáng tạo nghệ thuật. 14 huân, huy chương và hơn 20 cuốn sách đã nói lên điều đó. Đầu những năm 60, bạn đọc miền Bắc xúc động khi đọc Bài ca chim Chrao – (1964), trường ca đã giúp tên nhà thơ Thu Bồn in đậm trong lòng bạn đọc và mang lại cho ông 2 Giải thưởng văn học viết về cái chết hiên ngang, bất khuất của người anh. hùng (Hùng và Rin) trong cuộc đối mặt quyết liệt giữa thế lực bạo tàn, phi nghĩa và lòng yêu nước, yêu chính nghĩa. Đó còn là bài ca về mối tình đoàn kết, gắn bó keo sơn của đồng bào Kinh – Thượng. Bằng thể loại trường ca, Thu Bồn đã có điều kiện thể hiện một hiện thực hào hùng, đau thương mà bi tráng. Chính vì thế, tác phẩm đậm đà màu sắc sử thi, thấm đẫm chất lãng mạn. Những năm cả nước đánh Mỹ, hàng loạt tác phẩm khác của Thu Bồn lần lượt ra đời, phản ánh nhanh chóng, kịp thời cuộc chiến đấu gian khổ, đau thương mà anh dũng của đồng bào Nam Bộ : Tre vươn? (1969), Mặt đất không quên (1972), Quê hương mặt trời vàng (1975)… Chính trong thời gian này, Thu Bồn đã viết bài thơ Gửi lòng con đến cùng cha (1969). Bài thơ là tiếng khóc đau đớn và lời thề son sắt của nhà thơ và cũng là của nhân dân cả nước đối với Bác Hồ khi Người đi xa. Gửi lòng con đến cùng cha là một trong số không nhiều bài thơ hay viết trong ngày Bác mất. Chính vì thế nó đã được Giải thưởng báo Hở Nội mới. Những năm sau chiến thắng 75, Thu Bồn tiếp tục theo những người chiến sĩ lên Tây Nguyên làm kinh tế, ông cho ra đời Ba đun khát. Chiến tranh biên giới Tây Nam, ông lại sang Campuchia và viết Campuchia hy vọng. Ông còn là cây bút viết cho thiếu nhi với những tác phẩm Hòn đảo chân ren (1973), Em bé trong rừng thốt nốt (1979)… Những năm 80, trước hiện thực bề bộn, phức tạp và xô bồ của cuộc sống sau chiến tranh, Thu Bồn luôn nặng những suy tư, trăn trở về sự đổi thay của cuộc đời và con người. Ông đã thể hiện phần nào điều đó trong tác phẩm Đỉnh mới (1986). Thu Bồn viết nhiều, viết khỏe cả thơ và văn xuôi, nhưng có thể thấy sở trường của ông là thơ, và nhất là trường ca. Ông là một trong những người có công khai phá thể loại trường ca của văn học Việt Nam phục vụ cuộc kháng chiến chống Mỹ (7 trường ca, chưa kể các trường ca chưa in như : Chư Pông, Chia vàng đốt lửa). Là nhà thơ, nhà văn đồng thời lại là một phóng viên, điều này là một ưu điểm nhưng cũng là một nhược điểm của ngòi bút Thu Bồn. Do đi nhiều, thâm nhập cuộc sống nhanh, nhạy bén và sắc sảo nên tác phẩm của Thu Bồn rất giàu chất liệu hiện thực, bề bộn và tươi rồi sự sống ; nhiều trang văn xuôi giàu chất thơ… Nhưng cũng chính do sự chi phối của ngòi bút phóng viên này mà trong các tác phẩm của ông, sự khái quát nghệ thuật chưa cao, chưa tạo được những nhân vật có cá tính và những dấu ấn mạnh mẽ.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Thạch Quỳ

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top