Tiểu sử nhà thơ Y Phương
Nhà thơ Y Phương có tên khai sinh là Hứa Vĩnh Sước, sinh ngày 24.12.1948, Quê gốc: xã Lăng Hiếu, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Người dân tộc Tày.
Y Phương nhập ngũ năm 1968, phục vụ trong quân đội đến 1981, chuyển về công tác tại Sở văn hóa thông tin Cao Bằng. Từ 1982-1985, ông học tại Trường viết văn Nguyễn Du. Năm 1986, ông về công tác tại Sở văn hóa thông tin Cao Bằng. Từ năm 1991, ông là Phó giám đốc Sở văn hóa thông tin Cao Bằng. Từ 1993 đến nay, ông là Chủ tịch Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng. Nhà thơ đã được nhận Giải A cuộc thi thơ tạp chí Văn nghệ quân đội, Giải thưởng loại A của Hội nhà văn Việt Nam (1987) với tập thơ Tiếng hát tháng Giêng, Giải A của Hội đồng văn học dân tộc – Hội nhà văn Việt Nam (1992) cho tập thơ Lời chúc.
Tác phẩm của nhà thơ Y Phương
Tác phẩm gồm : Người hoa núi (kịch bản sân khấu – 1982), Tiếng hát tháng Giêng (thơ – 1986), Lưu hồng một góc (thơ, in chung – 1987), Lời chúc (thơ – 1991), Đàn then (thơ 1996).
Trong số các tác giả thơ xuất hiện từ sau 1975 đến nay, Y Phương là một nhà thơ có bản sắc tương đối rõ, một giọng điệu đáng chú ý trong nền thơ Việt
Nam nói chung và trong nền văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng. Thơ Y Phương là tiếng hát ngợi ca con người và cuộc sống miền núi (Tiếng hát tháng Giêng), là sự thức tỉnh ý thức và tinh thần dân tộc (Lời chúc), là sự khẳng định sức sống mạnh mẽ của dân tộc mình (Đàn hen). Thơ Y Phương lúc nào cũng toát ra tình yêu và lòng nhân ái. Thắm thiết và mạnh mẽ hơn cả trong thơ Y Phương là tình yêu quê hương, làng bản. Bản sắc dân tỘc trong thơ Y Phương thể hiện rõ nét nhất trong một loạt bài thơ viết về tình quê hương : Tên làng, Nói với con, Người khai sinh bài ca, Bài ca thứ 9, Sông, Hiến dưng yêu… Yêu quê hương tức là yêu dân tộc mình, tự hào và gắn bó với dân tộc mình, đó cũng là một cảm hứng lớn trong thơ của Y Phương. Điều quan trọng hơn là từ tình cảm của mình, Y Phương đã khái quát được số phận của cả một dân tộc. Nét độc đáo của Y Phương còn được bộc lộ rõ ở một số bài thơ viết về tình yêu. Ở đó, ông đã thể hiện tâm hồn của một người miền núi chân thật, mạnh mẽ và trong sáng với cách tư duy sống động bằng hình ảnh của người dân tộc. Thơ Y Phương như ˆ một bức tranh thổ cẩm đan dệt những màu sắc khác nhau, phong phú và đa dạng, nhưng trong đó có một màu sắc chủ đạo, một âm điệu chính là bản sắc dân tộc rất đậm nét và độc đáo. Nét độc đáo đó nằm ở cả nội dung và hình thức. Với Y Phương, thơ của dân tộc Tày nói riêng và thơ Việt Nam nói chung có thêm một giọng điệu mới, một phong cách mới.
- Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác