Nguyễn Đình Chiểu

Ảnh hưởng cuộc đời đến sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu

Dàn ý bài văn:

Cuộc đời của Nguyễn Đình Chiểu có ảnh hưởng gì đến sự nghiệp sáng tác của nhà thơ?

1. Quê hương: Nguyễn Đình Chiểu sinh ở quê mẹ Gia Định. Ông gần gũi gắn bó thân thiết với miễn đất này và sống rất gần nhân dân. Nguyễn  Đình Chiểu sống theo đạo nghĩa của dân.

-> Ảnh hưởng:

– Quan niệm nghệ thuật: Nguyễn Đình Chiểu ghét tối văn cử nghiệp gò bó.

– Sáng tác:

  • Viết bằng chữ Nôm. 
  • Nội dung: Đạo lí Nguyễn Đình Chiếu thể hiện trong tác phẩm là đạo lí theo quan điểm của nhân dân.
  • Nghệ thuật: Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học dân tộc; ngôn từ mộc mạc; viết nhiều và viết hay thể loại truyện thơ; hình thức nghệ thuật đậm chất dân gian.

2. Gia đình: Cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên. Năm 1833, Nguyễn Đình Chiếu được cha đưa ra Huế ăn học. Ông được tiếp nhận một nên giáo dục nho học khá chuẩn mực, là một nhà nho tiết tháo. Tư tưởng nho gia của Nguyễn Đình Chiểu mang đạo nghĩa nhân dân, gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước.

—> Ảnh hưởng:

– Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rất rõ đạo lí nho gia:

  •  Quan niệm văn chương: Văn chương phải biểu hiện đạo lí và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa; mỗi vần thơ phải ngụ ý khen chê công bằng.
  • Nội dung: Các sáng tác văn chương (trước khi thực dân Pháp xâm lược) của ông ngợi ca con người theo quan điểm đạo đức Nho giáo.
  • Nghệ thuật: Xây dựng nhân vật theo hình mẫu con người lí tưởng của Nho giáo.

– Sau khi đỗ tú tài, Nguyễn Đình Chiểu chuẩn bị thi tiếp thì được tin mẹ mất. Trên đường về chịu tang mẹ, ông bị mù cả hai mắt. Ông học nghề thuốc sau đó trở về quê, vừa dạy học vừa bốc thuốc. Quãng đời này khơi gợi cảm hứng để Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nên Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.

– Khi giặc Pháp đánh chiếm Gia Định và sáu tỉnh Nam Kì, Nguyễn Đình Chiểu theo phong trào “tị địa” luôn tô thái độ bất hợp tác với giặc. Ông lên án mạnh mẽ quân xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, ngợi ca tỉnh thần nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu của nhân dân. Ngòi bút của nhà thơ gắn bó mật thiết với cuộc sống của những người dân mất nước.

Đọc thêm  Con người, cuộc đời Nguyễn Du và tư tưởng - khuynh hướng sáng tác của nhà thơ

Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10

Bài làm

Cuộc đời với những biến cố thăng trầm luôn là động lực để những người có ý chí, nghị lực sống đứng lên khẳng định mình. Lớn lên và sống cùng với những biến động dữ đội trong lịch sử dân tộc, bản thân trải nghiệm nhiều sự kiện đau buồn nhưng không vì thế mà Nguyễn Đình Chiểu chịu khuất phục. Nhà thơ xứ Bến Tre vẫn kiên cường trước bao sóng gió cuộc đời, viết nên những bài ca bất hủ.

Nguyễn Đình Chiểu (1822 – 1888) sinh ở quê mẹ Gia Định. Cuộc đời ông gắn bó thân thiết với Nam Bộ yêu thương. Nguyễn Đình Chiểu sống giữa nhân dân, ông rất thấu hiểu nhân dân và học hỏi được từ nhân dân những đạo nghĩa cao đẹp. Lối sống phóng khoáng của người dân Nam Bộ đã in dấu ấn đậm nét trong sáng tác của nhà thơ. Từ quan niệm văn chương, ông đã không ưa thích lối văn cử nghiệp gò bó. Nguyễn Đình Chiểu từng viết:

Văn chương nào phải trường thì,

Ra đề hạn lu một khi buộc ràng

Hướng về đông đảo quần chúng nhân dân nên tất thầy sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu đều được viết bằng chữ Nôm. Thơ văn ông thể hiện sâu sắc đạo lí theo quan điểm của nhân dân. Trong Ngư Tiều y thuật vấn đáp, con đường đi đến rừng y của hai ẩn sĩ Mộng Thê Triển và Bào Tử Phược thể hiện tinh thần gắn bó với dân của Nguyễn Đình Chiếu, khác với các ẩn sĩ thời xưa chỉ biết lánh đời. Về nghệ thuật, phải thấy rằng Nguyễn Đình Chiểu là nhà văn đầu tiên xây dựng thành công hình ảnh những người nông dân trong văn học dân tộc, đắp tô tượng đài vĩnh cửu về người anh hùng Nam Bộ tiên phong trong công cuộc chống thực dân Pháp xâm lược (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc). Hầu hết các sáng tác của ông đều được viết bằng chất liệu ngôn từ mộc mạc, rất gần gũi với lời ăn tiếng nói của nhân dân. Nguyễn Đình Chiểu thường lựa chọn thể loại truyện thơ để sáng tác Và do hình thức nghệ thuật đậm chất dân gian (sử dụng các mô-tip đánh cướp cứu người đẹp, kẻ xấu đố kị, hãm hại người tài, người hiền được thần Phật cứu nạn…) nên dầu là truyện thơ bác học nhưng sáng tác của ông rất gần với truyện thơ dân gian. 

Đọc thêm  Văn học trung đại Việt Nam đã hấp thụ mạch nguồn văn học dân gian như thế nào?

Tham khảo các bài phân tích về Lục Vân Tiên

Nguyễn Đình Chiểu được cha là Nguyễn Đình Huy, người Thừa Thiên, quan tâm dạy dỗ học hành. Năm 1833, ông được cha đưa ra Huế ăn học Được tiếp nhận một nền giáo dục nho học khá chuẩn mực, Nguyễn Đình Chiểu trở thành một nhà nho tiết tháo. Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu thể hiện rất rõ đạo lí nho gia. Nhà thơ cho rằng văn chương phải biểu hiện đạo lí và chiến đấu cho sự nghiệp chính nghĩa, mỗi vần thơ phải ngụ ý khen chê công bằng:

– Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm,

– Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà.

– Học theo ngòi bút chí công,

Trong thơ cho ngụ tấm lòng Xuân thu.

Trong các sáng tác Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu, đạo lí nho gia được thể hiện hết sức triệt để. Các nhân vật trong Truyện Lục Vân Tiên đều được xây dựng theo hình mẫu con người lí tưởng của nho giáo. Lục Vân Tiên hiếu thảo với cha mẹ, có lí tưởng sống, chung thủy trong tình yêu trung thành với bạn bè. Nguyệt Nga chung thủy với Vân Tiên, Tiểu đồng trung thành với chủ, Hớn Minh và Tử Trực ngay thẳng… Tư tưởng nho gia của ông luôn mang đạo nghĩa nhân dân, luôn gắn chặt với ý thức trách nhiệm đối với vận mệnh của đất nước.

Năm 1843, Nguyễn Đình Chiểu thi đỗ tú tài. Năm 1849, đanh ra  Huế chuẩn bị thi tiếp thì ông được tin mẹ mất. Trên đường về chịu tang mẹ , Nguyễn Đình Chiểu bị mù cả hai mắt. Ông học nghề thuốc sau đó trở về quê, vừa dạy học vừa bốc thuốc. Quãng đời này đã khơi gợi cảm hứng Nguyễn Đình Chiểu sáng tác nên Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ Mậu, Ngư Tiều y thuật vấn đáp.

Khi giặc Pháp đánh chiếm Gia Định và sáu tỉnh Nam Kì, Nguyễn Đình Chiểu theo phong trào “tị địa” luôn tỏ thái độ bất hợp tác với giặc. Thời gian này, ông tiếp tục dạy học, làm thuốc và tham gia kháng chiến cùng nhân dân, dưới cờ của Trương Định, Đốc binh Là. Cũng từ đây, Nguyễn Đình Chiểu chuyển hướng sáng tác. Coi văn chương là thứ vũ khí sắc bén để chiến đấu với kế thù, nhà thơ lên án mạnh mẽ quân xâm lược, phê phán triều đình nhu nhược, ngợi ca tình thân nghĩa khí và những tấm gương chiến đấu của nhân dân. Ngòi bút của ông gắn bó mật thiết với cuộc sống của những người dân mất nước. Nguyễn Đình Chiểu tả cảnh “chạy giặc” với niềm xót thương vô hạn:

Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,

Mất ổ bầy chim dáo dác bay.

Bến Nghé của tiền tan bọt nước,

Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.

Trong bài Xúc cảnh, nhà thơ vừa thể hiện thái độ oán trách triều đình vừa biểu lộ niềm mong mỏi triệu đình giúp dân giữ nước:

Hoa cỏ ngùi ngùi ngóng gió đông,

– Chúa xuân đâu hỡi có hay không? 

Mây giăng ải bắc trông tin nhạn,

Ngày xế non nam bặt tiếng hồng. (..)

Chừng nào Thánh đế ân soi thấu,

Một trận mưa nhuần rửa núi sông.

Ông ngợi ca hình ảnh những người anh hùng cứu nước như những người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, những Phan Tòng, Trương Định (Thơ điếu Phan Tòng, Văn tế Trương Định).. với niềm mến yêu vô hạn. Các sáng tác của Nguyễn Đình Chiếu, đặc biệt là Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc trở thành kiệt tác nghệ thuật của văn học Việt Nam thế kỉ XIX.

Đọc thêm  Tình yêu quê hương đất nước của Chu Mạnh Trinh trong Hương Sơn phong cảnh ca

Do buồn rầu trước cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Đình Chiểu đau ốm và mất năm 1888. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương của nhà thơ đã khiến tất cả chúng ta phải nghiêng mình kính nể, khâm phục.

Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Scroll to Top