Dàn ý bài làm:
Tấm lòng thành kính với cảnh đẹp của quê hương đất nước của Chu Mạnh Trinh trong Hương Sơn phong cảnh ca
1. Sự say mê trước vẻ đẹp chốn lâm tuyền:
- Nhà thơ đã phác hoạ bức tranh khung cảnh mang đậm màu Thiền
- Làm sống dậy từng nét thanh tú của thắng cảnh.
- Sự ngỡ ngàng có phân kinh ngạc về vẻ đẹp chốn nước non kì thú
2. Sự hoà quyện giữa tấm lòng thành kính với tình yêu quê hương đất nước:
– Hương Sơn mang vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ, kì thú, đậm màu Thiện:
- Hình ảnh: Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái, Lững lờ khe Yến có nghe binh. Tác giả khoác lên cảnh vật linh hồn con người (chim cúng trái, cá nghe kinh) làm cho nó trở nên có hồn, phảng phất không khí của thần tiên, xa lánh cõi trần. Cảnh vật hiện lên thật ngây thơ, đáng yêu. Biện pháp nhân hoá cùng các từ láy giàu giá trị tạo hình góp phần thể hiện điều đó.
- Âm thanh: tiếng chày kình không làm kinh động người văn cảnh mà như kéo bước chân con người vào sâu hơn không khí thanh tịnh chốn Hương Sơn.
- Tác giả dẫn du khách thăm thú, thưởng ngoạn từng di tích của quần thể Hương Sơn: suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Tuyết Quynh.
- Khung cảnh bên trong các hang động lung linh, kì ảo như cõi thần tiên.
3. Tâm sự của tác giả:
- Sự phân vân, ngỡ ngàng không biết vẻ đẹp chốn nước non kì thú đó là để dành chờ bước chân ai hay vốn dĩ là quà tặng của tạo hoá.
- Con người dường như cũng muốn thoát tục để hoà nhập vào vạn vật.
- Lòng yêu thiên nhiên, say mê về đẹp chốn nước non kì thú.
4. Nhận xét, đánh giá:
- Bài thơ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết.
- Tình yêu quê hương, đất nước hoà quyện với tâm linh, hướng con người tới niềm tự hào về đất nước.
Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10
Bài làm văn mẫu
Say đắm vẻ đẹp của quê hương đất nước, ngợi ca giang sơn gấm vóc là một nét đẹp của tình cảm yêu nước trong văn học Việt Nam. Nối tiếp nguồn cảm hứng bất tận trong những bài ca dao ngợi ca cánh trí đất nước, trong những bài thơ tả cảnh của Nguyễn Trãi., và rung động trước vẻ đẹp của chốn nước non kì thú, Chu Mạnh Trinh đã họa lên bằng ngôn từ một bức tranh tuyệt đẹp: Hương Sơn phong cảnh ca. Những nét vẽ đầu tiên người nghệ sĩ tài hoa dùng để bao quát cảnh vật Hương Sơn:
Bầu trời cảnh Bụt,
Thú Hương Sơn ao ước bấy lâu nay.
Rìa non non, nước nước, mây mây,
“Đệ nhất động” hỏi là đây có phải?
Ngay từ câu thơ đầu tiên, khung cảnh được phác họa hiện lên mang đậm màu Thiên Phật (Bầu trời cảnh Bụt). Nhà thơ làm sống dậy từng nét thanh tú của thắng cảnh. Non, nước, mây trời qua nét vẽ của thi nhân thật nhẹ nhàng, trữ tình, thơ mộng. Câu hỏi tu từ “Đệ nhất động” hỏi là đây có phải? bộc lộ sự ngỡ ngàng có phân kinh ngạc về vẻ đẹp chốn nước non kì thú. Lời ca xác nhận thêm lần nữa nhận xét Nam thiên đệ nhất động của chúa Trịnh Sâm. Bốn câu đầu của bài hát nói đã cho thấy sự say mê của Chu Mạnh Trinh trước vẻ đẹp chốn lâm tuyền. Bằng ngòi bút tài hoa, thi nhân tiếp tục vẽ lên bức tranh Hương với đủ hình ảnh, âm thanh, đường nét, màu sắc:
Thỏ thẻ rừng mai chim cúng trái,
Lững lờ khe Yến cá nghe kinh.
Vẳng bên tai một tiếng chày kình,
Khách tang hải giật mình trong giấc mộng.
Này suối Giải Oan, này chùa Cửa Võng,
Này hang Phật Tích, này động Tuyết Quynh,
Mãi dòng thơ được viết ra lần giở vẻ đẹp thiên nhiên nguyên sơ, kì thú đậm màu Thiền. Chu Mạnh Trinh đã khéo khoác lên cảnh vật linh hồn con người, biến loài chim cá vô tri cũng có đời sống tâm linh như con người. Cảnh vì thế mà trở nên ngây thơ, đáng yêu và có hồn, phảng phất không khí của thần tiên xa lánh cõi trần. Âm thanh tiếng chày kình không làm kinh động người vãn cảnh mà như kéo bước chân con người vào sâu hơn không khí thanh tịnh chốn Hương Sơn. Bằng nghệ thuật liệt kê, lời thơ dẫn bước chân du khách thăm thú, thưởng ngoạn từng di tích của quần thể Hương Sơn: suối Giải Oan, chùa Cửa Võng, hang Phật Tích, động Quynh. Dừng chân trong các hang động, thi nhân ngây ngất trước vẻ đẹp của sắc màu đá nước:
Nhác trông lên ai khéo họa hình,
Đá ngũ sắc long lanh như gấm dệt.
Thăm thẩm một hang lông bóng nguyệt,
Gập ghềnh mấy lối uốn thang mây,
Hang sâu nhưng không hề tối bởi tạo hóa đã khéo léo thắp lên trong không gian đó bóng trăng vàng thắm. Thiên nhiên giao hòa, cộng hưởng làm nên một hình ảnh vừa có chiều sâu, vừa có tắm cao, vừa có độ rộng lung linh, huyền ảo. Bước chân trên những thểm đá mà tác giả cảm như đi trong cõi thần tiên thanh cao.
Đắm mình vào thiên nhiên kì thú, người nghệ sĩ không giấu nổi nỗi ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng bởi không biết về đẹp chốn nước non kì thú đó là để dành chờ bước chân ai hay vốn đi là quà tặng của tạo hoá:
Chừng giang sơn còn đợi ai đây,
Hay tạo hóa khéo ra tay xếp đặt.
Và đi giữa khung cảnh đó, tâm hồn con người dường như cũng muốn thoát tục để hoà nhập vào vạn vật, để được trải lòng yêu mến:
Lần tràng hạt niệm Nam mô Phật,
Cửa từ b¡ công đức biết là bao!
Càng trông phong cảnh cùng yêu.
Kết đọng lại nơi cuối bài là cảm xúc say mê vẻ đẹp chốn nước non sơn thủy. Điệp từ càng trong câu thơ cuối cùng thể hiện sâu sắc tình cảm đó.
Trở lên, có thể thấy xuyên suốt bài ca là tấm lòng yêu thiên nhiên, yêu đất nước tha thiết. Tình yêu quê hương, đất nước hoà quyện. với tâm linh đã hướng con người tới niềm tự hào về đất nước. Bài thơ bộc lộ giá trị nhân văn cao đẹp trong tâm hồn Chu Mạnh Trinh.
Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Trãi