Tiểu sử của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Nhà thơ Nguyễn Khuyến, có tên thật là Nguyễn Thắng (Khuyến là tên ông đổi sau một lần thi hội không đỗ), hiệu Quế Sơn, tự Miễn Chi. Ông sinh ngày 15.2.1835 (tức là ngày 18 tháng Giêng năm Ất Mùi) tại quê ngoại – làng Văn Khê (tục gọi là làng Ngòi), xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên nay thuộc xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Từ năm lên tám tuổi (1843), Nguyễn Khuyến theo gia đình về quê nội – làng Vị Hạ (tục gọi là làng Và), xã Yên Đồ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam và sống ở đó. Nguyễn Khuyến xuất thân gia đình nhà nho. Quê gốc : huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh. Tổ tiên ông có nhiều người đỗ đạt cao, làm quan to, nhưng đến ông thân sinh thì chỉ đỗ ba khoa Tú tài. Nguyễn Khuyến rất hiếu học, l7 tuổi đã đi thi hương nhưng không đậu. Sau đó cha mất, Nguyễn Khuyến phải thay cha dạy học nuôi gia đình. Khoa Giáp Tý (1864), Nguyễn Khuyến đỗ Giải nguyên, nhưng năm sau thi hội bị trượt, ở lại Huế theo học Quốc tử giám. Đến khoa Tân Mùi (1871), Nguyễn Khuyến mới đỗ đầu cả kỳ thi hội và thi đình, được vua ban cờ biển kèm hai chữ “Tam nguyên”. Sau đó ông được bổ dụng chức ở Quốc sử quán trong triều, rồi Đốc học Thanh Hóa, Án sát Thanh Hóa. Năm 1874, vì mẹ chết, Nguyễn Khuyến nghỉ ba năm về cư tang, đến 1876 lại ra giữ chức Biện lý bộ Hộ trong kính. 1877, ông làm Bố chánh Quảng Ngãi. Năm 1878, Nguyễn Khuyến bị triều đình khiển trách và giáng chức điều về Huế, sung chức Trực học sĩ, Toàn tu Quốc sử quán. Tháng 7 năm 1883, Nguyễn Khuyến được cử làm Phó sứ, cùng Chánh sứ Lã Xuân Oai đi sứ sang triểu đình Mãn Thanh, nhưng chưa qua biên giới thì có lệnh đình lại vì giặc Pháp chiếm cửa Thuận An và triều đình Huế đã ký hòa ước Acmăng (Harmand), đặt Việt Nam dưới quyền bảo hộ của Pháp. Ông về quê nhà, lấy cớ nghỉ dưỡng bệnh. Tháng 12 năm đó, Pháp đánh chiếm Sơn Tây, Tổng đốc Sơn Tây lên Hưng Hóa kháng chiến, Nguyễn Hữu Độ – một tên tay sai đắc lực của thực dân Pháp – nhân danh triều đình để cử Nguyễn Khuyến làm Quyền Tổng đốc Sơn Tây, nhưng ông không chịu đến nhậm chức. Tháng 6 năm 1884, Nguyễn Khuyến vào kinh, kiên quyết cáo quan về hưu, và mùa thu năm đó, ông trở lại quê nhà, sống cuộc đời ấn dật. Sau khi chiếm được toàn bộ đất nước ta, giặc Pháp cho người đến mời Nguyễn Khuyến ra làm quan lại, nhưng ông dứt khoát chối từ. Khoảng năm 1891-1892, Hoàng Cao Khải – Kính lược sứ Bắc Kỳ – mời Nguyễn Khuyến dạy học cho con tại tư dinh ở Hà Nội. Cực chẳng đã, Nguyễn Khuyến phải nhận lời, nhưng ít lâu sau lại cáo bệnh, cho con là Nguyễn Hoan thay. Ngày 5 tháng 2 năm 1909 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Kỷ Dậu), Nguyễn Khuyến mất tại quê nhà. Cuộc đời Nguyễn Khuyến là cuộc đời của một nhà nho thành đạt (tuy cũng phải nhiều phen nếm mùi thất bại), nhưng sinh không gặp thời. Lúc ông xuất chính cũng là lúc thực dân Pháp đã chiếm cả Nam Kỳ Lục tỉnh và đang lăm le mở rộng cuộc chiến tranh xâm lược ra Bắc Kỳ, rồi chỉ hơn một chục năm sau thì cả đất nước đã chìm đắm trong vòng nô lệ. Đến lúc này thì chỉ nội một việc còn làm quan cũng đã là đáng xấu hồ lắm rồi, bởi thế ông dứt khoát từ quan để trở lại với “vườn Bùi chốn cũ”, trở lại với bản ngã chân thực của một “Nhà thơ của quê hương làng cảnh Việt Nam “Xuân Diệu). Ông không đủ dũng khí cầm gươm súng đánh nhau với giặc như nhiều bạn đồng liêu đương thời, nhưng cũng đủ quyết tâm đối phó với mọi thủ đoạn dụ dỗ, mua chuộc, thậm chí đe dọa của chúng để giữ vững cái “nhất điểm lính” trong tâm hồn mình, tức là tấm lòng sắt son với dân, với nước.
Tác phẩm của nhà thơ Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến sáng tác nhiều và liên tục suốt cuộc đời, từ lúc còn là một anh Khóa nghèo cho đến khi mất. Đương thời ông đã nổi tiếng là một thi nhân tài hoa. Tác phẩm của ông được tập hợp riêng tron những cuốn sách in hoặc chép tay (chữ Hán và Nôm) như Yên Đổ Tiến sĩ thí tập, Quế Sơn thi tập, Quế Sơn Tam nguyên thi tập… hoặc trong nhiều cuốn sưu tập (Hán, Nôm, quốc ngữ). Theo Nguyễn Văn Huyền (Nguyễn Khuyến – Tác phẩm, NXB Khoa học xã hội, H.1984), ‘con số tác phẩm của Nguyễn Khuyến sưu tầm được hiện nay đã lên tới trên 800, nhưng mới giới thiệu được 432, bao gồm : 86 bài thơ Nôm, 267 bài thơ – chữ Hán, 6 bài thơ dịch. 61 câu đối, 6 bài văn xuôi. Đặc biệt trong những tác phẩm của Nguyễn Khuyến để lại, nhiều bài có cả hai bản Hán và Nôm, nội dung hoàn toàn thống nhất. Thơ văn Nguyễn Khuyến rất đa dạng về thể loại (thơ Đường luật, cổ phong, ca từ, lục bát, hát nói, câu đối, văn sách, ký…) rất phong phú về đề tài, vẻ phương pháp biểu hiện cảm xúc, có thơ ngâm vịnh thù tạc, có thơ ký thác tâm sự, cảm thần thời thế, có thơ châm biếm đả kích xã hội… Ở mặt nào Nguyễn Khuyến cũng thể hiện một tài năng bậc thầy và tạo được những nét độc đáo riêng của mình.
Thơ Nguyễn Khuyến bộc lộ trước hết nỗi day dứt khôn nguôi của một nhà nho yêu nước phần nào bối rối bởi lẽ xuất xử trước thời thế và vận nước. Lúc ông xuất chính cũng là lúc giặc giã tràn lan, triểu đình đã đành bó tay thúc thủ, đất nước mất đẩn từng mảng. Hai chữ “trung quân” đè nặng tám tư nhà nho. Người anh hùng đởm lược thì dám cả gan trái mệnh vua để cầm quân đánh giặc, sẵn sàng hy sinh vì đại nghĩa. Kẻ: hèn nhất cầu an thân thì cam phận “hàng thần lơ láo”, lấy hai chữ “ngu trung” để che mắt thế gian. Khá đông đảo là một bộ phận sĩ phu như Nguyễn Khuyến lựa chọn con đường bất hợp tác, vừa để bộc lộ thái độ bất bình trước quốc sách hòa nghị của triều đình, vừa để giữ tròn danh tiết. Có lúc Nguyễn Khuyến đắc ý cổ động cho việc “Trở về vườn cũ” và tự hào rằng : “Mười năm trời bôn ba trên một con đường, Nay trở về may mắn ta vẫn còn là ta” (Lời than lúc cuối xuân). Thế nhưng tâm hồn đa cảm của ông lại không cho phép ông sao lãng cuộc đời. Nguyễn Khuyến từng nói : “Nếu trơ được như đá thì biết gì là khổ”. Nhưng khốn nỗi trái tìm ông lại rất nhạy cảm trước những nỗi buồn giận, căm uất ấy, lại thêm cái mặc cảm của một kẻ sĩ “ơn dày nghĩa nặng”, mà không làm tròn trách nhiệm đối với nước với dân cứ giày vò ông, đẩy ông vào một tâm thế bi kịch không thể nào gỡ nổi. Ông tự ví mình như một kẻ chạy làng giữa canh bạc đang dang dở. Ông phê phán sự ươn hèn bất lực của mình. Ông tự cười mình đã trở nên một kẻ vô tích sự, một ông già lầm cẩm, đã bị đẩy ra bên lẻ cuộc đời. Nguyễn Khuyến cười đấy, mà nước mắt như chảy ngược vào trong. Nỗi đau ấy vò xé tâm can ông, khác khoải qua những đêm dài không ngủ, hòa nhịp cùng với tiếng cuốc kêu thảm thiết, như có một vết thương đang rỏ máu trong lòng không gì có thể hàn gắn được. Dường như Nguyễn Khuyến tự thấy con đường bất hợp tác mà mình đã chọn là đúng và cần thiết, nhưng nó cũng không phải là thượng sách trong tình cảnh tang thương của đất nước lúc này. Nó không có thể làm thay đổi được cái vận hội đang ngày một bị đát của giang sơn mà Ông lúc nào cũng canh cánh bên lòng. Sự day dứt trăn trở này cứ bàng bạc trên khấp các trang thơ Nguyễn Khuyến, đậm đặc trong những dòng tâm sự, kín đáo đằng sau những nụ cười, phảng phất nỗi u hoài trên những bức tranh phong cảnh…
Về ở ẩn lại là một điểu kiện để Nguyễn Khuyến trở lại với cuộc sống bình thường nơi thôn đã, trở lại làm người dân thường với bao nỗi buồn vui, lo toan, vất vả… Điều đáng mừng là mũ cao, áo dài và những lễ nghi quan gia suốt mười mấy năm mang “dây thao đen, ấn đồng”, đã không làm khô cần trái tìm đôn hậu của nhà thơ thôn đã này. “Trở về vườn cũ” với một gia sản nghèo nàn, kết quả một đời làm quan thanh liêm, với một ý thức thiết tha muốn thực sự hòa đồng với “Chốn quê” đã từng gắn bó máu thịt suốt thời trai trẻ, với một hồn thơ dân dã mang đậm tình quê hương, Nguyễn Khuyến đã để lại những bức tranh quê rất đậm đà bản sắc dân tộc và phong vị quê hương. Ông từng dạy các con : “Các con nối chí cha nên biết, Nghiên bút đừng quên lúa, đậu, cà”. (Ngày xuân dạy các con), Đây quả là một tư tưởng lớn trong bối cảnh nền văn hóa nông nghiệp như nước ta thuở đó. Nguyễn Khuyến coi đó là cội rễ của tâm hồn và nhân cách con người, những tình cảm lành mạnh, trong sáng đều bắt nguồn từ đây. Cái làng Vị Hạ nhỏ bé, nghèo nàn đi vào thơ ông chẳng non xanh nước biếc, kỳ hoa dị thảo gì, cứ tự nhiên, bình dị, quen thuộc đến từng gốc cây ngọn cỏ, từng tiếng chó sủa gà kêu. Vậy mà thật sống động, thật gợi nhớ, gợi thương đối với bất kỳ ai từng gắn bó với một hồn quê đất Việt. Tất cả đều do tác giả cảm nhận bằng tình yêu quê hương tha thiết, bằng mối giao cảm tâm hồn với cảnh vật thiên nhiên, bằng sự tỉnh nhạy của các giác quan nghệ sĩ, không vay mượn những thi liệu, văn liệu của cổ nhân, không cần đến bất cứ một khuôn sáo ước lệ nào. Tư tưởng thẩm mỹ của Nguyễn Khuyến đến đây đã có một bước tiến quan trọng so với thi ca thời trung đại.
Không chỉ có tâm hồn người nghệ sĩ yêu cái đẹp của thiên nhiên, Nguyễn Khuyến còn có mối đồng cảm sâu sắc với con người và cuộc sống nơi thôn dã. Ông về làng với tư cách một “hưu quan”, từng đỗ đại khoa tiếng tăm lừng lẫy khắp nước, nhưng chủ thể trữ tình ,xuất hiện trên những trang thơ Nguyễn Khuyến, tuy vẫn mang cái hóm hỉnh, uyên bác của một bậc đại nho, lại có cái chất phác, xu xòa, dễ dãi rất dân dã của một ông già hiển hậu và vui tính chốn thôn quê. Ông sống chan hòa cởi mở với bà con xóm giềng, cùng chia sẻ niềm vui, nỗi buồn. Ông làm hộ câu đối dán tết, mừng nhà mới, mừng lên lão, mừng đám cưới, rồi khóc chồng, khóc mẹ, khóc vợ cho người hàng xóm, cho ông Lý trưởng, cho chị thợ nhuộm, chị thợ rèn, ông hàng thịt, anh hàng gà…, bao giờ cũng chân tình cởi mở, pha chút hài hước dân gian-rất phù hợp tâm trạng và đặc tính nghề nghiệp của mỗi người. Cụ Tam nguyên cứ sống giữa dân làng như vậy, cùng đồng cam cộng khổ, hiểu từng chân tơ kế tóc cuộc sống của một vùng quê nghèo giữa thời loạn lạc này. Cho nên trên những trang thơ Nguyễn Khuyến không chỉ hiện lên một nông thôn yên ả, bình lặng, tươi mát, đẹp đến xốn xang lòng người, một nông thôn đậm đà sắc thái văn hóa dân gian qua những phong tục, tập quán, hội hè, tết nhất, khao vọng… mà còn có cả một nông thôn tiêu điều, xơ xác, đói nghèo vì tai trời, ách nước, vì những áp bức bất công, những tệ nạn còn đang đầy rẫy. Chính bản thân Nguyễn Khuyến, giữa những ngày “Đời loạn, người cùng” này cũng chỉ có thể “tấm mắn qua ngày”(Năm mất mùa TII). Những trang thơ này không chỉ có sức mạnh tố cáo mà còn là tấm lòng của Nguyễn Khuyến đối với quê hương, đối với dân làng. Nó góp thêm một tiếng nói nhân bản cho thơ ông.
Thơ Nguyễn Khuyến còn hấp dẫn bởi những tình cảm rất đời thường, được biểu hiện một cách chân thành, dung dị. Ông làm nhiều thơ về gia đình, dạy bảo các con từng đường ăn nết ở. Đối với bạn bè, Nguyễn Khuyến không chỉ làm thơ thù tặng, mà thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của cả một đời người, từ lời thăm hỏi ân tình, từ hồi ức về những ngày đã qua (Gửi bác Châu Cẩn), đến tiếng khóc khi giã biệt nhau đều cởi mở chân tình, nhiều bài đã trở thành mẫu mực của thơ ca về tình bạn như bài Khóc Dương Khuê. Tấm lòng ông thế nào thì ông bày tỏ thế ấy, không cao đàm khoát luận, không nói chuyện lễ nghĩa cách vời. Ông khóc vợ chân thành, giản dị, vừa lột tả chân dung bà vợ tảo tần, vừa tràn đây nỗi nhớ thương, sự trống vắng (Cán đối khóc vợ). Nguyễn Khuyến không muốn tự giấu mình đi trong cái cao xa của đạo lý, trong cái vô cùng vô tận của thiên nhiên như phần nhiều thơ ca nhà nho thời đó. Cái tôi trữ tình của nhà thơ luôn luôn hiện diện, rất mực đằm thắm, ân tình.
Nguyễn Khuyến còn là một nhà thơ trào phúng nổi tiếng bởi nụ cười riêng không dễ lẫn trong làng cười Việt Nam. Thường thường, Nguyễn Khuyến chỉ cười mỉm, cười nụ, có khi hiển hậu, khoan dung, hóm hỉnh, có khi vui đùa chớt nhả, cũng có khi sâu cay, chua chát, nhưng đều gây được ấn tượng mạnh, bởi cách dùng từ ngữ tài tình, khả năng nắm bắt bản chất của sự việc và nhất là tấm lòng ông gửi gắm ở đó. Tuy Nguyễn Khuyến chưa dựng lại được trong thơ mình bức tranh hoàn cảnh xã hội thực dân nửa phong kiến như Tú Xương, nhưng những điểm đột phá cũng không kém phần sắc sảo. Những vần thơ hiện thực trào phúng của Nguyễn Khuyến thường mang nặng nỗi u hoài thời thế, nhiều khi cười đấy mà trong lòng lại xót xa, đau đớn vì chính những cái đáng cười ấy, vì sự bất lực của chính mình.
Về mặt nghệ thuật, Nguyễn Khuyến là một tài năng nhiều mặt và một bậc thầy về sử dụng ngôn ngữ thơ ca dân tộc. Các thể loại thơ ca, dù gốc Hán hay thuần Việt, dù làm bằng chữ Hán hay chữ Nôm, qua tay Nguyễn Khuyến, tất cả đều thuần thục, đều có thể biểu đạt từ những tư tưởng cao siêu nhất, trừu tượng nhất, đến những sự việc tầm thường, cụ thể, nhỏ nhặt nhất mà vẫn tự nhiên, thoải mái, không gây cảm giác gò bó, khô cứng một chút nào. Tài năng của Nguyễn Khuyến về phương diện này đôi khi cho phép ông vượt ra ngoài cái khuôn cứng nhắc của niêm luật thơ Đường để thể hiện cảm xúc tràn đầy mà vẫn không gây một chút ngỡ ngàng nào cho ngay cả những người sành sỏi. Phóng khoáng hơn thì dùng thể hát nói. lÌ bài hát nói của Nguyễn Khuyến là một đóng góp đáng kể cho sự phát triển còn tương đối mới mẻ của thể loại mang tính sáng tạo riêng của thơ ca dân tộc này. Hát nói của Nguyễn Khuyến không là lời trăng gió, như những ca khúc phong tình của Dương Khuê, không ngang đọc tung hoành như chí hướng của Nguyễn Công. Trứ, không chất chứa niềm bi phẫn của một bậc anh hùng cái thế như ở Cao Bá Quát. Nguyễn Khuyến thường thiên về tự sự, nói lên nỗi cảm khái thời thế (Uống rượu ở vườn Bùi), giãi bày tâm sự u uẩn (Ông Phỗng đá), mượn những hình ảnh ẩn dụ để ngụ chí của mình, (Mẹ Mốc, Anh Giả điếc…), có lúc còn đưa vào đó một tiếng cười châm biếm, đả kích những thói tệ xã hội (Đĩ cẩu Nóm)… Cách sử dụng mới mẻ đó làm – phong phú thêm thể loại thơ này, làm cho nó mất vẻ phong lưu, đài các, trí tuệ thường có, để đến gần với cuộc đời, gần với nhịp điệu thơ ca dân gian. Ngôn ngữ thơ của Nguyễn Khuyến chính xác mà gợi cảm, giàu âm thanh, nhạc điệu, giản dị, chân thực, mang đậm màu sắc cuộc sống dân dã, đời thường. Ngòi bút Nguyễn Khuyến còn là một ngòi bút họa sĩ tài tình, với sự am hiểu quy luật viễn cận, sự phối màu, phối cảnh, tài năng nắm bắt cái thần của cảnh vật…
Thơ Nguyễn Khuyến nhiều khi hiện lên trước mắt chúng ta như một bức tranh cổ điển sinh động : “Chùa xưa ở lẫn cùng cây đá, Sư cụ nằm chung với khói mây. Dặm thế, ngõ đâu từng trúc ấy, Thuyền ai khách đợi bến đâu đây ?”” (Nhớ núi Đọi). Thơ Nguyễn Khuyến, cả thơ chữ Hán lẫn thơ Nôm, đều có thể xem là những thành tựu xuất sắc cuối cùng của thơ ca Việt Nam thời trung đại vào buổi giao thời giữa hai TK XIX và XX.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác