copy space, notebook, wooden, journal, writing, diary, pencil, Notebooks,  colourful, pencils | Pxfuel

Giới thiệu nhà thơ Huy Cận

copy space, notebook, wooden, journal, writing, diary, pencil, Notebooks,  colourful, pencils | Pxfuel

Tiểu sử nhà thơ Huy Cận

Nhà thơ Huy Cận, sinh ngày 31.5.1919, tên thật là Cù Huy Cận. Quê gốc : làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh, hiện sống ở Hà Nội.  Ông là đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1957).

Trước Cách mạng tháng Tám, Huy Cận học tú tài, sau đó vào Cao đẳng nông lâm hoạt động văn học rất sớm. Từ đầu năm 1942, vừa học Cao đẳng, vừa tham gia hoạt động bí mật và làm thơ, viết văn. Cuối tháng 7 – 1945, tham dự Quốc dân Đại hội ở Tân Trào và được bầu vào Ủy ban dân tộc giải phóng toàn quốc (sau mở rộng thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam dân chủ cộng hòa) tham gia phái đoàn vào Huế nhận sự thoái vị của Bảo Đại, là Bộ trưởng canh nông và thanh tra đặc biệt của “Chính phủ lâm thời. Năm 1946, là Thứ trưởng Bộ nội vụ. Trong kháng chiến chống Pháp, là Thứ trưởng Bộ canh nông (12 – 1946 đến 7- 1947), Thứ trưởng Bộ kinh tế (1947 – 1949).

Từ 1949 đến 1955, ông là Thứ trưởng,  Tổng thư ký Hội đồng Chính phủ. Từ 1955 đến 1984, ông là Thứ trưởng Bộ văn hóa. Từ tháng 9 – 1984, Bộ trưởng đặc trách công tác văn hóa – thông tin tại văn phòng Hội đồng Bộ trưởng, kiêm Chủ tịch Ủy ban TƯ Liên hiệp văn học nghệ thuật Việt Nam. Hiện nay ông là Phó chủ tịch Ủy ban toàn quốc Liên hiệp các Hội văn học nghệ thuật Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội khóa I, II và VII.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Phạm Quý Thích

Tác phẩm của nhà thơ Huy Cận

Tác phẩm chính : Lửa thiêng (thơ – 1940), Vũ trụ ca (thơ – 1942), Kinh cầu tự (văn xuôi – 1942), Tính chất dân tộc trong văn nghệ (nghiên cứu – 1958), Trời mỗi ngày lại sáng (thơ – 1958), Đất nở hoa (thơ – 1960), Bài thơ cuộc đời (thơ – 1963), Hai bàn tay em (thơ – 1967), Phù Đổng Thiên Vương (thơ – 1968), Những năm sáu mươi (thơ – 1968), Cô gái Mèo (thơ – 1972), Thiếu niên anh hùng họp mặt (thơ – 1973), Chiến trường gần đến chiến trường xa (thơ – 1973), Những người mẹ, những người vợ (thơ – 1974), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (thơ – 1975), Sơn Tinh, Thủy Tinh (thơ – 1976), Ngôi nhà giữa nắng (thơ – 1978), Hạt lại gieo (thơ – 1984), Tuyển tập Huy Cận (Tập I – 1986, Tập 2 – 1995), Văn hóa và chính sách văn hóa ở CHXHCN Việt Nam (viết bằng tiếng Pháp, xuất bản ở Paris – 1994), Hồi ký song đôi (1997), Ta về với biển (thơ – 1997), Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ. (thơ – 1997).

Nhà thơ Huy Cận đã được Giải – thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật 1996. Huy Cận làm thơ từ ngày còn đi học. – Năm 1936, ông gặp Xuân Diệu ở Huế, kết thành đôi bạn văn chương lâu bền hiếm có kéo dài trên nửa thế kỷ. Huy Cận bước vào.làng thơ khi phong trào Thơ mới đang ở đỉnh điểm và ngay từ Lửa thiêng, Huy Cận đã trở thành một trong những cây bút tiêu biểu của phong trào Thơ mới. Lửa thiêng đã hội tụ nhiều phẩm chất sáng tạo trong tâm hồn thơ Huy Cận, được xem là một trong số những tác phẩm hay nhất của phong trào Thơ mới. Lửa thiêng là niềm khao khát vô biên của con người trong sự chiếm lĩnh không gian, không gian rộng lớn, mở ngỏ và không gian trần thế, cõi thực. Ở đó có sự kết hợp, xâm nhập giữa các yếu tố xưa và nay,. phương Đông và phương Tây, ngôn ngữ Đường thi cổ kính, chủ nghĩa tượng  trưng của thơ Pháp và thơ ca dân tộc bắt nguồn từ một cái tôi trữ tình nhiều đối cực mà thống nhất. Huy Cận có những “bài thơ đã trở thành cổ điển” như Tràng giang, Ngậm ngài, Đi giữa đường thơm, Chiều xưa…

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Đỗ Pháp Thuận

Thơ Huy Cận buồn nhưng không chán chường, tuyệt vọng mà vẫn gắn bó với cuộc sống, vì “yêu đời nên đau đời”. Có lẽ vì thế mà sau Cách mạng, thơ Huy Cận có sự hòa nhập, vào cuộc dễ dàng hơn so với một số nhà thơ cùng thời khác. Hơn 60 năm hoạt động văn học nói chung và làm thơ nói riêng, với gần 20 thi phẩm thơ đi từ nỗi buồn “từ ngàn xưa” đến niềm vui lớn hôm nay, Huy Cận luôn gắn với mạch đời chung của dân tộc. Thơ Huy Cận vừa bám lấy cuộc đời, vừa hướng tới những khoảng rộng xa của tạo vật và thời gian, vừa trăn trở với cái chết, vừa nâng niu sự sống trước quy luật tử sinh, vừa triết lý – suy tư, vừa hồn nhiên thơ trẻ, vừa bay bổng lãng mạn, vừa hiện thực đời thường trong cái khoảnh khắc, hữu hạn của đời người vẫn muốn hóa thân vào cái vĩnh cửu, trường sinh (Trời mỗi ngày lại sảng, Đất nở hoa, Bài thơ cuộc đời, Những năm sáu mươi, Chiến trường gần đến chiến trường xa, Ngày hằng sống, ngày hằng thơ, Ngôi nhà giữa nắng, Ta về với biển, Lời tâm nguyện cùng hai thế kỷ). Với ý thức vận động và sự chuyển hóa giữa nhiều yếu tố trong hình tượng cái tôi trữ tình, Huy Cận đã tạo cho mình một phong cách đặc sắc, độc đáo. Huy Cận đã tỏ ra sở trường về thể thơ lục bát và có đóng góp đáng kể trong sự mở rộng hình thức và nâng cao chất trí tuệ cho thơ theo hướng suy tưởng, vươn tới những khái quát rộng xa, giàu liên tưởng trong những bài thơ mở rộng khuôn khổ, kích thước.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Xuân Hoàng

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top