pen-and-notebook - MET Marketing

Giới thiệu nhà thơ Tản Đà

pen-and-notebook - MET Marketing

Tiểu sử nhà thơ Tản Đà

Nhà thơ Tản Đà, tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu. Quê gốc : làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây, nay là Hà Tây. Ông mất tại Hà Nội. Xuất thân trong một gia đình quan lại phong kiến, Tản Đà có năng khiếu thơ văn từ rất sớm, 15 tuổi đã thông thạo các lề luật thơ phú. Năm 1907, ông theo học trường Quy thức ở Hà Nội, tham dự hai kỳ thi hương năm 1909 và 1912 nhưng đều bị trượt. Tản Đà thường ngao du cùng bạn bè ở một số nơi. Sau đó, về sống tại quê nhà viết văn viết báo. Từ năm 1916, ông chuyển hẳn sinh sống bằng nghề cầm bút. Bên cạnh việc viết văn, ông còn viết tuồng, soạn vở cho một số rạp hát ở Hà Nội, Hải Phòng. Năm 1921, ông làm Chủ bút Hữu thanh tạp chí, được mấy tháng thì từ chức, trở về quê. Năm 1922, ông lập Tản Đà thư điếm, sau đổi thành Tản Đà thư cục. Năm 1926, ông xuất bản An Nam tạp chí, đến tháng 3 – 1927 bị đình bản. Tờ tạp chí này có số phận rất long đong, tục bản, rồi đình bản đến 3, 4 lần. Cuối đời, Tản Đà sống trong cảnh túng thiếu, nghèo đói ở Hà Nội.

Tác phẩm của nhà thơ Tản Đà

     Tác phẩm đã xuất bản : Giấc mộng con I(tiểu thuyết – 1917), Khối tình (nghị luận – 1918), Đài gương kinh (nghị luận – 1918), Đàn bà Tàu (dịch – 1919), Thần tiền (tiểu thuyết – 1921), Lên sáu (thơ – 1921), Lên tám (thơ – —. 1921), Tu Đà tùng văn (thơ, văn – 1922), Còn chơi (thơ, văn – 1922, 1924), Quốc sử huấn mông (1924), Trần ai tri kỷ (1924), Kinh thí (dịch – 1924), Tỳ bà hành (dịch – 1924), Tản Đà vận văn I, II (1932), Giấc mộng con II (tiểu thuyết – 1932), Giấc mộng lớn (tự truyện – 1932), Tản Đà xuân sắc (tập văn – 1934), Liêu Trai chí dị (dịch – 1938), Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện (1940).

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Đông Hồ

       Những năm đầu thế kỷ XX, Tản Đà nổi lên như một hiện tượng đột xuất, đây tài năng của văn học Việt Nam. Sự nghiệp của Tản Đà trải ra nhiều lĩnh vực : làm báo, viết văn, làm thơ, viết tuồng, biên khảo, luận thuyết, dịch thuật… Nhưng cốt cách của ông là cốt ˆ cách thi sĩ. Người đời cũng biết đến ông chủ yếu như một thi sĩ. Tản Đà chiếm. vị trí đặc biệt trong thí đàn dân tộc. Không có ông, những lớp nhà thơ mới như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Lưu Trọng Lư… sẽ là những kẻ lạc lõng “không có liên lạc gì với quá khứ của giống nòi”. Có Tản Đà, chúng ta mới thấy một mạch thơ từ cuối thế kỷ XVII đến phong trào Thơ mới : “Chủ nghĩa cá nhân tư sản tìm được tiếng đồng vọng về cái bi lụy của tài, tình, tiếng kêu của nhà nho tài tử trong đô thị phong kiến xưa” (Trần Đình Hượu). Tản Đà đã đem lại cho văn học Việt Nam một bộ mặt tinh thần mới, một nhu cầu thưởng thức văn chương khác trước. Với một năng lực sáng tạo đồi . đào, một cá tính mạnh mẽ, một tư duy nghệ thuật độc đáo, Tản Đà đã đóng góp đáng kể vào bước chuyển mình của văn học Việt Nam hiện đại. Ông đã thổi vào thơ ca luồng gió mới mẻ của tâm hồn Việt Nam, phá vỡ những lẻ luật khuôn khổ cũ “Đờn là đờn, thơ là thơ. Thơ thời có chữ, đờn thời có thơ. Nếu không phá cách vứt điệu luật, khó cho thiên hạ đến bao giờ”. Những sáng tác tiêu biểu của Tản Đà như Thề non nước, Giấc mộng con, Giấc mộng lớn là nỗi gửi gắm những quan niệm nhân sinh, coi cuộc đời, coi tình yêu là một giấc mộng. Tản Đà cũng đã bộc lộ một quan niệm mới về tình yêu. Ông bắt đầu phân biệt giữa tình yêu và hôn nhân, để cao tình yêu ở khía cạnh hưởng thụ những xúc cảm yêu đương, điều mà lễ giáo phong kiến không chấp nhận. Là một “khối mâu thuẫn lớn”, tập trung những khuynh hướng phức tạp của thời đại được thể hiện trong các sáng tác, Tản Đà là người cách tân cho nhiều thể loại trong văn học nước ta buổi đầu thế kỷ XX. Ông có một vị trí đặc biệt trong văn học Việt Nam thời kỳ cận – hiện đại.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Văn Bổng

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top