Pen Paper Writing Notes Writer Wallpaper - Wa11papers.com | Best High  Quality Wallpapers

Giới thiệu nhà thơ Vũ Quốc Trân

Pen Paper Writing Notes Writer Wallpaper - Wa11papers.com | Best High  Quality Wallpapers

Tiểu sử nhà thơ Vũ Quốc Trân (?-?,khoảng đu TK XX) 

Nhà thơ Vũ Quốc Trân, sống vào khoảng đầu thế kỷ XIX, chưa rõ năm sinh và năm mất. Quê gốc : làng Đan Loan, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, sau đời về phường Đại Lợi, tức một phần phố Hàng Đào, kinh thành Thăng Long. Theo đòi nghiệp nho, ông  mấy lần dự thi Hương nhưng chỉ đậu ba khoa Tú tài nên thường gọi là cụ Mền Đại Lợi. Ông làm nghề dạy học. Hiện nay con cháu dòng họ Vũ ở Hà Nội khá đông. Về sáng tác : ngoài truyện thơ Bích Câu kỳ ngộ chưa tìm thấy tác phẩm nào khác.

Tác phẩm nhà thơ Vũ Quốc Trân

Bích Câu kỳ ngộ có nguyên tác bằng chữ Hán cùng tên được chép trong Truyền kỳ tân phả của Đoàn Thị Điểm. Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí cũng coi Bích Câu kỳ. Ngộ là một trong 6 truyện của cuốn Truyền kỳ tán phả. Phạm Đình Hồ trong Tang thương  ngẫu lục lại cho Bích Câu kỳ ngộ là tác phẩm của Đặng  Trần Côn, Vũ Quốc Trân đã diễn ca truyện vừa này bằng thơ Nôm lục bát. Bích Câu kỳ ngộ (Cuộc gặp kỳ lạ bên Ngòi biếc) là thiên truyện tình đượm màu huyền thoại, mở đầu và kết thú . tại xóm Bích Câu, nội thành Thăng Long (dấu vết là Bích Cán quán, gần quần thể Văn Miếu – Quốc tử giám, TP Hà Nội). Câu chuyện tình diễn biến hết sức tự nhiên và hồn nhiên. Dù xuất thân thế gia – cha làm Tri huyện, Trần Tú Uyên là thần đồng, chăm chỉ đèn sách, mong chiếm bảng vàng bịa đá để nối nghiệp nhà, nhưng xem ra lý tưởng kinh bang tế thế của nho sinh họ Trần khá mờ nhạt. Ở lứa tuổi thanh niên, nhân một chuyến đi dự lễ hội chùa, chàng may mắn gặp được người đẹp, bị quyến rũ hết cả hồn vía. Từ đó, không thiết gì đến đèn sách nữa, chàng theo đuổi đến cùng mối tình vừa chớm nở. Chàng xin quẻ cầu hôn, nằm mộng, đi tìm mua cho được bức tranh giống giai nhân đã gặp, rồi ngày đêm mơ tưởng tố nữ trong tranh. Cảm kích lòng chàng, tố nữ rời bức tranh cùng chàng kết tóc xe tơ. Lúc đã toại nguyện, Tú Uyên bèn quên hẳn lập nghiệp. Chàng sa đà vào con đường tửu sắc, suýt nữa thì mất mạng. Tố nữ, tức nàng tiên Giáng Kiều đã bỏ ra đi. Ông bạn đồng song họ Hà nhắn nhủ, khuyên can nhưng chẳng có tác dụng gì. Về sau, tiên nữ thương tình trở lại tái hôn rồi khuyên chàng học phép tu tiên cho đắc đạo. Cuối cùng, cả hai vợ chồng đều cưỡi hạc lên tiên giới để hưởng hạnh phúc lứa đôi vĩnh hằng :

 Sao bằng ngày tháng non tiên, Vui chưng tám cối, xuân riêng bốn mùa… Một ngày vui thú thanh nhàn, Mấy muôn năm cảnh nhân hoàn đó sao ?

Đúng là một quan niệm mới lạ về hạnh phúc ái ân, về cuộc sống lứa đôi.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Lê Minh

Bích câu kỳ ngộ mang đậm màu sắc Đạo giáo, một thứ tôn giáo rất thịnh – hành ở Việt Nam trong các thế kỷ XVI – XIX. Đạo quán được thiết lập, nhiều — nơi. Ở Thăng Long, ngoài Bích Câu quán còn có Trần Võ quán bên bờ hồ Tây. Thứ giáo nào kết hợp tập tục mê tín dân gian và các đạo pháp như xóc chăm, bốc thẻ, lên đồng, nằm mộng… kể cả giấc mơ gặp người trong tranh, cưỡi hạc lên cõi tiên… Đạo giáo không chống lại Nho giáo và Phật giáo, cả tam giáo ấy có lúc được coi là “đồng nguyên” (cùng một nguồn). Tuy vậy, trong thời cực thịnh của Nho giáo, Đạo giáo bị đẩy xuống hàng thứ yếu. Bước sang thế kỷ XVIII – XIX, lúc tác phẩm Bích Câu kỳ ngộ (nguyên tác và bản diễn ca) ra đời, nhân chế độ phong kiến rơi vào khủng hoảng trầm trọng, Nho giáo không còn vai trò độc tôn như trước nên Đạo giáo phục hưng, đóng vai trò đáng kể trong đời sống xã hội, kể cả đời sống tinh thần của tầng lớp nho sĩ trí thức.

Đưa lên hình tượng một kẻ sĩ thế gia xa rời lý tưởng tụ, tế, trị, bình để thỏa mãn nhu cầu hạnh phúc lứa đôi bằng mọi giá, quả thật là mới lạ ! Riêng quan niệm đó đã toát lên ý nghĩa phê phán xã hội phong kiến đương thời, và ít nhiều thể hiện tính nhân văn của thời đại. Hơn nữa, quan niệm này lại nảy nở trên đất Thăng Long đế đô, nơi ý thức hệ phong kiến đang ngự trị, thì tính nhân văn của tác phẩm càng có ý nghĩa lớn hơn.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Hương Hải Thiền Sư

Ngoài đặc sắc về nội dung kể trên, Bích Cân kỳ ngộ còn là một tác phẩm nghệ thuật của cựu đô Thăng Long và của Hà Nội sau này. Thời gian, không gian, con người và cảnh vật chỉ có thể tìm thấy ở vùng đất văn vật này. Tại quần thể Văn miếu – Quốc tử giám, nơi bắt nguồn của mối tình huyền thoại có quán Bích Câu, gò Kim Quy, ngòi Nước Biếc… Cách đó không xa có chùa Ngọc Hồ, từ chùa đến Quảng Văn Đình (nay là chợ Cửa Nam), đến đó chỉ là gang tấc. Cả một vùng rộng giáp hoàng thành xưa kia là đất học, đất văn chương, nơi dùi mài kinh sử, cũng là nơi lui tới của tao nhân mặc khách. Nguyên tác của Hồng Hà nữ sĩ và bản diễn ca của Vũ Đan Loan làm sống dậy một vùng của một thời đáng ghi nhớ ! Chưa hết, đến Bạch Mã, chùa và chợ Ị Cầu Đông thuở ấy cùng với lắm thú vui s, chơi thanh nhã, trong đó có thú chơi tranh ở sát chợ Đồng Xuân…, ngày nay . còn lưu lại nhiều dấu tích.

Nhân vật trong tác phẩm không nhiều. Ngoài Tú Uyên và Giáng Kiểu _ chỉ có người bạn họ Hà thường có mặt để khuyên răn hoặc an ủi Tú Uyên. Đoàn quân tiên đối ẩm, đôi hạc trắng và cảnh đất trời nên thơ nên họa như điểm tô cho đôi lứa uyên ương thêm huyền diệu. Chỉ có một trường hợp duy nhất gay cấn là lúc Tú Uyên sa đà, thô bạo (nhưng sau chàng đã tỉnh ngộ). Nói chung mọi mối quan hệ đều được thu xếp ổn thỏa, êm đẹp.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Chu Văn

Lời văn và thơ lục bát của bản diễn ca có phần đạt đến trình độ điêu luyện : giản dị, chải chuốt, ít điển cố. Đó là : cống hiến của Vũ Quốc Trân đối với sự phát triển của tiếng Việt văn học. 

Scroll to Top