Tiểu sử nhà văn, nhà thơ Hồ Dzếnh
Nhà văn, nhà thơ Hồ Dzếnh sinh năm 1916, mất năm 1991, có tên thật Hà Triệu Anh. bút danh khác: Lưu Thị Hạnh. Cha ông là một người Trung Quốc, chạy loạn từ Quảng Đông sang Việt Nam khoảng 1890. Người đàn ông ấy nên duyên với một cô lái đò trên bến sông Ghép, Thanh Hóa. Ban đầu, gia đình Hồ Dzếnh sống cuộc đời trên sông nước với con thuyền lênh đênh đọc những bến hàng, sau định cư ở làng Đông Bích (nay thuộc xã Quảng ‘Trường) huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa. Học xong tiểu học ở thị xã Thanh Hóa, Hồ Dzếnh ra Hà Nội vừa đi làm công cho các hiệu buôn, vừa học tiếp bậc trung học. Tốt nghiệp trung học ông làm gia sư và bắt đầu làm báo, viết văn. Sau Cách mạng tháng Tám, Hồ Dzếnh về Thanh Hóa sống, rồi lại ra Hà Nội, tiếp tục sáng tác văn chương.
Sau hòa bình lập lại 1954, ông làm công nhân Nhà máy xe lửa Gia Lâm rồi Nhà máy cơ khí Hà Nội, sống một cuộc ‘ đời bình thường lầm lũi và hầu như không viết được gì nữa.
Tác phẩm của nhà văn, nhà thơ Hồ Dzếnh
Những bài thơ đầu tiên của Hồ Dzếnh được đăng trên.một số tờ báo đương thời vào năm 1937. Về thơ, ông đã xuất bản các tập Quê ngoại (1942), Hoa xuân đất Việt (1945). Vẻ văn, ông có các tác phẩm chính: Dĩ vãng (truyện vừa – 1940), Chân trời cũ (tập truyện ngắn – 1943), Một chuyện tình 15 năm về trước (truyện đài – 1943), Cô gái Bình Xuyên (truyện vừa – 1946).
Trong thơ cũng như trong văn, Hồ Dzếnh thường hướng về những kỷ niệm thời thơ ấu đẹp mà buồn, với một nỗi tiếc thương sâu sắc. Ông dường như chỉ viết về những cảnh, những người Ở xung quanh mình, về những gì mà chính mình đã trải nghiệm, đã từng yêu thương và đau khổ. Điều này có nguyên nhân một phần từ cảnh ngộ cuộc đời ông: quê nội thì xa xôi, chỉ hiện lên mơ hồ trong tưởng tượng, nhưng luôn luôn khơi gợi nỗi buồn tha hương. Quê ngoại mới thực sự là nơi ông gắn bó và được yêu thương đùm bọc, nhưng là là một quê hương nghèo khổ, với những con người có nhiều đức tính cao quý, nhưng số phận thì đầy bất hạnh.
Trong cảm nhận của một con người chịu ơn, Hồ Dzếnh đã ca ngợi đất nước Việt Nam – coi đây là “dải đất cần lao, cái dải đất chỉ bị bạc đãi, mà không bạc đãi ai bao giờ” (Sáng trăng suông- tập Chân trời cũ). Ống thiết tha xúc động khi viết về những kỷ niệm của tuổi thơ vất vả nhưng được sống trong sự đùm bọc của bao người, khi viết về những người nông dân nghèo khổ mà thắm thiết tình nghĩa. Chính bằng cảm hứng nhân đạo, bằng tấm lòng biết ơn ấy, Hồ Dzếnh đã xây dựng được nhiều .. hình tượng đẹp về những bà mẹ, những người chị Việt Nam cần cù, nhân hậu, giàu lòng vị tha và đức hy sinh. Ông tìm thấy ở những con người ấy “lính hồn Việt Nam”, “tỉnh thần Việt Nam cao quý”. Nhiều trang viết của Hồ Dzếnh, đặc biệt trong tập Chân trời cũ, thấm đẫm chất trữ tình khi miêu tả đời sống và ca ngợi phẩm chất của con người lao động.
Thơ Hồ Dzếnh chứng tỏ điệu tâm hồn rung cảm nhẹ nhàng mà sâu lắng. Nhiều bài thơ hay của ông chứa đựng nỗi buồn mông lung, vời vợi và rất giàu nhạc điệu. “Ngỡ lòng mình là rừng – Ngỡ hồn mình là mây” – người thi sĩ hay mơ màng, nhớ nhung ấy đã viết nên không ít vân thơ ngọt ngào, mà buồn thấm thía.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác