chủ nghĩa dân tộc trong văn học đời trần

Giới thiệu về chủ nghĩa yêu nước trong văn học đời Trần

Văn học đời Trần phản ánh lòng yêu nước tinh thần dân tộc – Cũng như mảng thơ văn đời Lý, văn học đời Trần tập trung xoáy mạnh vào đề tài chống quân Nguyên xâm lược với cảm hứng chủ đạo là lòng yêu nước và tinh thần tự hào dân tộc. Dưới đây là Giới thiệu về chủ nghĩa yêu nước trong văn học đời Trần do Văn mẫu biên soạn cho mọi người tham khảo

  1. Hoàn cảnh lịch sử văn học đời Trần(XII – XIV)

  2. Giới Thiệu Về Chủ Nghĩa Yêu Nước Trong Văn Học đời Trần

– Đây là thời đại dân tộc Đại Việt giành được thắng lợi liên tiếp trong công cuộc chống giặc ngoại xâm (1258, 1285, 1287).

– Cuộc chiến đấu gian khổ nhưng vẻ vang đã tôi luyện ý thức dân tộc truyền thống yêu nước của nhân dân ta. 

  1. Chủ nghĩa yêu nước trong văn học đời TrầnTop 12 Bài văn phân tích tác phẩm "Hịch tướng sĩ" của Trần Quốc Tuấn hay  nhất - Toplist.vn

– Yêu nước là căm thù giặc sâu sắc, quyết chiến đấu với kẻ thù xâm lược: Hịch tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn).

– Yêu nước là tự hào dân tộc:

+ Tin tưởng, tự hào về khí thế sức mạnh của quân ta: Tụng giá hòan kinh sư (Trần Quang Khải), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão).

+Tự hào về những chiến công oanh liệt của thời đại: Bạch Đằng gi phú (Trương Hán Siêu), Tụng giá hoàn kinh sư (Trần Quang Khải).

+ Niềm tự hào và lòng yêu mến đối với về đẹp của quê hương, đất nước: Bạch Đằng giang phú (Trương Hán Siêu).

– Khát vọng xây dựng đất nước hòa bình: Tụng giá hoàn kính sư và Phúc Hưng viên của Trần Quang Khải.

– Tình yêu tha thiết đối với quê hương: Quy hứng (Nguyễn Trung Ngạn

– Tủi thẹn khi tự cảm thấy mình chưa. cống hiến hết mình cho triều đại, cho đất nước: Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão), Cảm hoài (Đặng Dung).

  1. Đóng góp của chủ nghĩa yêu nước trong văn học đời Trần với lịch sử văn học Việt Nam

– Chủ nghĩa yêu nước trong văn học đời Trần là sự tiếp nối tinh thần yêu nước trong văn học đời Lí.

– Tiếp tục mở đường cho truyền thống yêu nước trong văn học Việt Nam

Bài làm

Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, có lẽ triều đại nhà Trần là triều đại ghi dấu nhiều chiến công chống xâm lược oanh liệt nhất. Và dấu ấn đó cho đến tận bây giờ vẫn còn vẹn nguyên, đậm nét mỗi khi chúng ta lật giở những sáng tác thơ văn đương thời.

Triều đại nhà Trần là triều đại có thời gian trị vì khá lâu trong lịch sử phong kiến. Dưới sự lãnh đạo của các vị vua ưu tú, nhân dân Đại Việt đã quyết tâm chiến đấu và giành được thắng lợi liên tiếp trong công cuộc chống giặc ngoại xâm (năm 1258, năm 1285 và năm 1287). Cuoovj kháng chiến trường kì tuy gian khổ nhưng vẻ vang đã tôi luyện ý thức dân tộc và truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Truyền thống ấy đã phả vào hàng loạt các sáng tác thơ văn, làm nên vẻ đẹp rực rỡ cho văn học thời đại Đông A.

Đọc thêm  Phân tích đánh giá đóng góp văn học trung đại Việt Nam

Tinh thần yêu nước trong thơ văn đời Trần được biểu hiện hết sức phong phú, đa dạng. Trong Dự chư tì tướng hịch văn (Hịch tướng sĩ) của Trần Quốc Tuấn, yêu nước chính là căm thù giặc sâu sắc, là tỉnh thần quyết chiến đấu với kẻ thù xâm lược: Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thua bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi để tai va về  sau? Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối; ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ căm tức chưa xả thịt lột da, nuốt gan uống máu quân thù.. Lời lẽ bài hịch vừa có lí vừa có tình, vừa thiết tha tình cảm đã tác động đến ý thức của tướng sĩ bấy giờ. Nó kích động mạnh mẽ lòng tự trọng của con người, khơi lên một ngọn lửa căm thù giặc mãnh liệt và ý chí quyết tâm chiến đấu bảo vệ giang sơn: Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng. Trong thơ văn đời Trần, yêu nước còn là tự hào dân tộc mà trước hết là niềm tin tưởng, tự hào về khí thế, sức mạnh vô song của quân đội, của thời đại:Làm sáng tỏ: Thuật hoài là lời tự nói với mình về ý thức trách nhiệm đối  với Tổ quốc của tác giả. Đó là tình cảm, ý chí, khí phách người

Hoành sóc giang sơn kháp kỉ thu,

Tam quân tì hổ khí thôn ngưu. :

(Cầm ngang ngọn giáo gìn giữ non sông đã mấy thu,

Ba quân như hổ báo, khí thế hùng dũng nuốt trôi trâu)

(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

Sức mạnh phi thường của đội quân hổ báo ấy chính là cội nguồn của những chiến công oanh liệt. Trần Quang Khải đã không giấu nổi niềm vui sướng, tự hào trước thắng lợi dồn dập, hiển hách của bản thân và cũng là của dân tộc, thời đại mình:

Đoạt sóc Chương Dương độ,

Cảm hô Hàm Tử quan.

(Bến Chương Dương cướp giáo giặc,

Cửa Hàm Tử bắt quân thù.)

Niềm tự hào đó như ngọn đuốc còn rực cháy mãi cho đến thời Hậu Trần, khi Trương Hán Siêu bồi hồi nhớ lại chiến thắng hào hùng năm xưa:

Đây là nơi chiến địa

buổi Trùng Hưng nhị thánh bắt Ô Mã,

Cũng là bãi đất xưa, thuở trước Ngô chúa phá Hoằng Thao.

(Bạch Đằng giang phú)

Và cũng ở chính Trương Hán Siêu, lòng tự hào dân tộc còn được khơi dậy bằng niềm yêu mến vẻ đẹp của quê hương, đất nước: .

Đọc thêm  Chuyên đề văn học trung đại Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX

Trương Hán Siêu là ai? Tiểu sử nhà thơ Trương Hán Siêu

Qua cửa Đại Than, ngược bến Đông Triều,

Đến sông Bạch Đằng, thuyền bơi một chiều.

 Bát ngát sóng kình muôn dặm, 

Thướt tha đuôi trĩ một màu.

Nước trời một sắc phong cảnh ba thu.

Lời ca mở ra trước mắt chúng ta một dải nước non bất tận, mênh mông, khoáng đạt, hùng vĩ. Không có sẵn trong lòng một sự gắn bó với quê hương, đất nước, chắc chắn không thể viết nên những câu ca như thế.

Cùng với lòng căm thù giặc, quyết tâm diệt giặc bảo vệ đất nước, cùng với niềm tự hào dân tộc lớn lao, thơ văn đời Trần còn thể hiện khát vọng xây dựng đất nước hòa bình. Khát vọng ấy vừa là động lực vừa là mục tiêu thôi thúc chiến tướng Trần Quang Khải gắng sức lập công:

Thúi bình tu trí lực,

Vạn cổ thử giang san. .

(Vì cảnh thái bình nên gắng sức,

Non nước này vững bền muôn thuở.) .

Cũng chính khát vọng ấy đã ru vỗ, để Thượng tướng nói riêng và muôn dân Đại Việt nói chung được trở về với cuộc sống thanh bình, yên ả, được yên giấc trên tấm phản giữa buổi trưa:

Thử lai yêu hách khiêu trà uyển,

Vũ quá hô đồng lí dược lan

 Nam vọng lang yên uô phục khởi,

Đôi nhiên nhất tháp mộng thiên an.

(Phúc Hưng viên)

Nắng lên mời tân khách đến pha trà

Mưa tạnh gọi chú tiểu đồng sửa giàn thuốc.

Trông về phía Nam không có hiệu báo giặc lại đến,

Nghiêng mình trên tấm phần ngủ yên giấc.

Như đã nói, tình yêu nước trong thơ văn đời Trần hết sức phong phú, đa dạng. Bày tỏ tình cảm đó, các thi nhân có bao nhiêu cớ và bao nhiêu cách. Với Nguyễn Trung Ngạn, yêu nước chính là nỗi nhớ quê nhà:

Lão tang diệp lạc tàm phương tận,

Tảo đạo hoa hương giải chính phì.

Kiến thuyết tại gia bần diệc hảo,

Giang Nam tuy lạc bất như quy.

Dâu già lá rụng tằm vừa chín

Lúa sớm bông thơm, cua đang lúc béo.

Nghe nói ở nhà nghèo vẫn tốt

Đất Giang Nam tuy vui chẳng bằng về nhà.

 

Xa quê, nhớ quê là tình cảm thường thấy ở mỗi người. Với vị quan đang đi sứ Trung Quốc thì nỗi nhớ gắn liền với những hình ảnh dân dã quen thuộc về quê hương như cây dâu già lá rụng, nong tằm vừa chín, lúa trổ bông sớm thoảng hương thơm, cua đang lúc béo… là nỗi nhớ tha thị

Đọc thêm  Lập trường nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu

nhất. Còn với Phạm Ngũ Lão và Đặng Dung thì yêu nước còn là nỗi tủi thẹn khi tự cảm thấy mình chưa trọn công danh, chưa làm được việc gì có ích cho đất nước: 

Nam nhi vị liễu công danh trái

Tu thính nhân gian thuyết Vũ hầu.

(Nam nhi mà chưa trả được nợ công danh,

Xấu hổ khi nghe người ta nói chuyện Vũ hầu.)

(Thuật hoài – Phạm Ngũ Lão)

– Quốc thù vị báo đầu tiên bạch,

Kỷ độ long tuyền đái nguyệt ma.

(Thù nước chưa trả được mà mái tóc đã bạc sớm,

Bao phen mang gươm báu mài dưới bóng trăng.) ,

 (Cảm hoài – Đặng Dung)

Một người chưa thỏa lòng với những gì mình đã làm được cho triều đại, cho giang sơn, một người buồn bã, chán nản cho những ước mơ hoài bão không thể thành hiện thực – đó chính là những bức chân dung tuyệt đẹp về lòng yêu nước trong văn học đời Trần.

Như vậy, có thể thấy, dầu là hịch, thơ hay phú.., các sáng tác văn học đời Trần đều thể hiện tinh thần yêu nước sâu sắc. Tinh thần đó được tiếp nối từ văn học đời Lá và sẽ còn được truyền lửa cho các thế hệ sau, còn được thắp lên trong các trang văn, trang thơ của các thế hệ nối tiếp.

Scroll to Top