Lục Vân Tiên

Lẽ ghét – thương trong Lục Vân Tiên và tình yêu trong cuộc sống

Dàn ý bài làm lẽ ghét – thương trong trích đoạn Lẽ ghét thương:

Từ quan niệm của ông Quán về lẽ ghét – thương trong đoạn trích cùng tên (trích Truyện Lục Vân Tiên), bàn về tình yêu – ghét trong cuộc sống.

  1. Lẽ ghét – thương của ông Quán trong Lẽ ghét thương

– Lẽ ghét thương của ông Quán xuất phát từ những câu chuyện trong kinh sử. Ông Quán là con người biết nhìn thế thái nhân tình, không thờ ơ với thế sự, thời cuộc.

– Thương và ghét đều xuất phát từ trái tim đa cảm của ông Quán. Cội nguồn của ghét cũng từ thương mà ra.

– Thương và ghét ngang nhau, công bằng, phân minh; yêu thương và căm ghét đều đạt đến độ tột cùng.

– Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiếu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân:

  •  Ghét các vị vua quan say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân.
  •  Thương những người có tài trí, đức độ, có chí hướng muốn hành đạo giúp đời, giúp dân nhưng không đạt sở nguyện.
  1. Bàn về tình yêu – ghét trong cuộc sống

– Yêu – ghét là những tình cảm, cảm xúc của con người trong cuộc sống. Đây là những tình cảm trái cực nhưng đều xuất phát từ cội nguồn yêu thương (vì chưng hay ghét cũng là hay thương).

– Tình yêu thường nảy nở từ sự xúc động, đồng cảm với cái thiện, với chính nghĩa, với cái nhỏ bé, yếu ớt.. còn sự ghét bỏ thường nảy sinh trước cái ác, cái xấu, điều bất nghĩa.. Đó là quy luật tình cảm của con người mọi thời đại. 

– Con người thời nay cũng yêu – ghét rất phân minh, công bằng (lấy ví dụ minh họa).

– Tuy nhiên, có nhiều người vì tình cảm chủ quan, cá nhân mà để lòng yêu – ghét trong mình đi ngược lại với quy luật tình cảm của con người. Nhiều người yêu – ghét không công bằng, rõ ràng (lấy ví dụ minh họa).

-> Bài học rút ra:

  •  Yêu – ghét phải dựa trên một lập trường chính nghĩa.
  •  Yêu – ghét phải phân minh, rõ ràng. 
  •  Nuôi dưỡng tình yêu trong mình để góp phần xây dựng một thế giới chứa chan lòng nhân ái.

Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10

Bài làm văn mẫu

Yêu – ghét là những tình cảm, cảm xúc thường hiện trong mỗi con người. Với nhân vật ông Quán trong đoạn trích Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu), chúng ta được cảm nhận một thái độ yêu – ghét hết sức phân minh. Và đó là một bài học quý giá về lòng yêu – ghét cho chúng ta ngày nay.

Đọc thêm  Lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu

Từ đoạn trích, có thể thấy lẽ ghét thương của ông Quán xuất phát những câu chuyện trong kinh sử. Đọc các kinh truyện và sách sử đời xưa mà ông Quán cũng lòng hằng xót xa. Điều đó chứng tỏ ông Quán là con người biết nhìn thế thái nhân tình, không thờ ơ với thế sự, thời cuộc. Câu thơ Vì chưng hay ghét cũng là hay thương cho thấy thương là cội nguồn của ghét là từ thương mà ra. Thương và ghét đều xuất phát từ trái tim đa cảm của ông Quán. Ðó cũng chính là đỉnh cao tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Đình Chiểu.

Trong suốt đoạn trích, ghét và thương cùng xuất hiện với tần số mười hai lần chứng tỏ ông Quán thương và ghét ngang nhau, công bằng, phân minh dù là yêu thương hay căm ghét cũng đều đạt đến mức độ tột cùng.

Ông Quán bày tỏ lòng ghét ở mức cao độ, sâu sắc nhất, ghét cay, ghét đắng, ghét vào tận tâm các Vị vua, quan đời xưa như Kiệt, Trụ, U, Lệ.. những kẻ say đắm tửu sắc, không chăm lo đến đời sống của dân:

Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm,

Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang.

Ghét đời U, Lệ đa đoan,

Khiến dân luống chịu lầm than muôn phần.

Ghét đời Ngũ bá phân vân,

Chuộng bê dối trá làm dân nhọc nhằn.

Ghét đời thúc quý phân băng

Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân.

Điều đáng nói là phê phán các triều đại suy tàn, Nguyễn Đình Chiếu đã đứng trên lập trường nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của dân mà bộc lộ lòng ghét và phẩm bình lịch sử.

Tham khảo các bài phân tích về Lục Vân Tiên

Ghét những kẻ làm hại dân, ông Quán càng thương những người tài trí, đức độ, có chí hướng giúp đời, giúp dân nhưng sở nguyện không thành:

Thương là thương đức thánh nhân,

Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông.

Thương thầy Nhan Tử dở dang,

Ba mươi mốt tuổi, tách đàng công danh.

Thương ông Gia Cát tài lành,

Gặp cơn Hán mạt đã đành phut pha.

Thương thây Đồng Tử cao xa,

Chí thời có chí, ngôi mà không ngôi.

Thương người Nguyên Lượng ngùi ngùi,

Lỡ bê giúp nước lại lui về cày.

Thương ông Hàn Dũ chẳng may,

Sớm dâng lời biểu, tối đày đi xa.

Thương thây Liêm, Lạc đã ra, 

Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân.

Là một nhà nho, Nguyễn Đình Chiểu cũng từng nuôi chí hành đạo giúp đời, lập công danh Chí lăm trả nợ nước non cho rồi, Nguyễn Đình Chiểu rất đồng cảm với những người đồng cảnh với mình. Bởi vậy nên lẽ thương ở đây chính là niềm cảm thông sâu sắc tận đáy lòng nhà thơ Đồ Chiểu cho những người hiển tài không gặp thời vận để đến nỗi phải đành phui pha.

Đọc thêm  Sáng tỏ ý thơ cuộc đời Nguyễn Trãi trong bài Mùa xuân 1961

Từ đoạn trích có thể thấy lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiếu xuất phát từ tình cảm yêu thương nhân dân, mong muốn cho nhân dân được sống bình yên, hạnh phúc, những người tài đức có điều kiện thực hiện chí nguyện bình sinh. Đó cũng là tình cảm, cảm xúc của hết thảy người Việt Nam ở mọi thời đại.

Yêu – ghét là những tình cảm, cảm xúc thông thường của con người trong cuộc sống. Hai tình cảm này tuy trái cực nhưng đều xuất phát từ cội nguồn yêu thương (vì chưng hay ghét cũng là hay thương). Lẽ thường, tình yêu nảy nở từ sự xúc động, đồng cảm với cái thiện, với chính nghĩa, với cái nhỏ bé, yếu ớt.. còn sự ghét bổ nảy sinh trước cái ác, cái xấu, điểu bất nghĩa.. Đó là quy luật tình cảm của con người. Giống như ông Quán, con người thời nay cũng yêu – ghét rất phân minh, công bằng. Chúng ta nhói lòng trước các cuộc chiến tranh dai dẳng ở Trung Đông. Chúng ta căm ghét, phẫn nộ những tên côn đổ máu lạnh, không còn tính người khi đẩy đồng loại đến cái chết để cướp bóc, trả thù. Chúng ta yêu mến những người con biết vượt lên hoàn cảnh khó khăn của gia đình, của bản thân để chăm ngoan, học giỏi. Chúng ta trân trọng những tấm lòng nhân ái, biết yêu thương, sẻ chia với những người cơ nhỡ, những hoàn cảnh khó khăn. Những gương mặt tốt – xấu ấy, ngày nào chẳng xuất hiện trên các đài, báo, ngày ‘ nào chẳng được ngợi ca hay lên án, ngày nào chẳng khơi lên trong mỗi người đọc, người nghe những tình cảm yêu – ghét. Người Việt Nam yêu – ghét rất phân minh, mỗi chúng ta có thể tin tưởng và tự hào về điều đó.

Đọc thêm  Bài văn Giới thiệu bài thơ “Cảm hoài” của Đặng Dung

Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn không ít người người vì tình cảm chủ quan, cá nhân mà để lòng yêu – ghét trong mình đi ngược lại với quy luật tình cảm của con người. Đó là những vị quan lợi dụng chức quyền để làm những điều phi pháp: đánh bạc tiên tỉ, tham nhũng, hối lộ.. Đó là những bác sĩ không còn lương y khi lòng nhiệt tình với bệnh nhân được định mức bằng “phong bì”. Đó là những cô dạy trẻ không phải là mẹ biển khi đánh trẻ, phạt trẻ không thương tiếc. Đó là những đứa con không biết nghe lời cha mẹ, những học trò không biết tôn trọng thầy cô.. Lòng yêu ~ ghét ở  những con người này đã bị nhầm lẫn, xáo trộn. Họ yêu công danh, địa vị , yêu tiền bạc, yêu chính bản thân mình hơn. Hay nói cách khác, mầm ghét trong họ đã nảy nở, lớn mạnh, triệt phá đến kiệt cùng mầm yêu thương, vị tha. Và chúng ta không thể nào khoan thứ cho những con người ấy.

Yêu – ghét là những tình cảm hồn nhiên, nguyên thủy của con người và dẫu cuộc sống có đổi thay, cuộc đời có bị va đập bởi bao sóng gió, bão lốc, hãy cứ yêu – ghét phân minh, yêu – ghét theo đúng nghĩa của nó. Và nếu có thể, hãy nuôi dưỡng tình yêu trong chính mình để góp phần xây dựng một thế giới chứa chan lòng nhân ái. Hãy yêu nhau đi!

Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Scroll to Top