Dàn ý bài làm
Vẻ đẹp của hình ảnh và ngôn ngữ trong các bài thơ Thương vợ – Trần Tế Xương và Tự tình – Hồ Xuân Hương
- Sơ lược về điểm tương đồng, khác biệt giữa hai bài thơ
– Tương đồng: cùng viết về hình tượng người phụ nữ với ngôn ngữ và hình ảnh thật gần gũi mà lại có sức biểu cảm cao.
– Khác biệt:
- Thương vợ: Lời người chồng viết về vợ của mình. Cách nhìn nhận đánh giá vừa khách quan lại vừa có thể thể hiện lòng trân trọng, mến yêu tác giả dành cho vợ.
- Tự tình: Tiếng lòng của một con người về chính số phận éo le ngang trái và khát khao yêu đương cháy bỏng của giới mình. Cách nhìn nhận đánh giá có phần chủ quan nhưng lại vô cùng sâu sắc, thấm thía.
- Vẻ đẹp của hình ảnh và ngôn ngữ trong các bài thơ
2.1. “Thương vợ” (Tú Xương)
– Ngôn ngữ:
- Các từ ngữ giàu giá trị tạo hình: quanh năm, mom sông, buôn bán nuôi đủ, các số từ năm, một; từ láy tượng thanh eo sèo.
- Nghệ thuật đối: lặn lội – eo sèo, khi quãng vắng – buổi đò đông, âu đành phận – dám quản công.
- Các thành ngữ chéo trong dân gian: một duyên hai nợ, năm nắng mười mưa.
- Tiếng chửi: cha mẹ thói đời…
-> Gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày.
– Hình ảnh mượn từ ca dao, có sự sáng tạo: lặn lội thân cò —> nỗi nhọc nhằn, vất vả đã trở thành thân kiếp, số mệnh.
-> Khái quát được toàn bộ, sâu sắc về cuộc đời, số phận của người phụ nữ Việt Nam xưa; sức truyền cảm vô cùng mạnh mẽ.
2.2. “Tự tình” (Hồ Xuân Hương)
– Ngôn ngữ:
- Các từ ngữ giàu sức gợi: văng vẳng, trơ, cái hồng nhan, say lại tỉnh, khuyết —- chưa tròn, xiên ngang, đâm toạc; từ ngữ tăng tiến: mảnh tình -san sẻ — tí — con con.
- Nghệ thuật đối: sơy lại tình – khuyết chưa tròn, xiên ngang mặt đất – đâm toạc chân mây. –
- Dùng từ chuyển loại linh hoạt: xuân, lại.
– Hình ảnh: rêu, đá, mảnh tình.
-> Tâm sự, nỗi lòng của người phụ nữ cô đơn, thấm thía sự tàn phai của tuổi xuân, hạnh phúc.
Hai tác phẩm thành công viết về hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến cũ. Cá Hồ Xuân Hương và Tú Xương đều để lại cho chúng ta những ấn tượng sâu đậm về ngôn từ và hình ảnh thơ.
Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10
Bài làm văn mẫu
Trong nền thơ ca muôn màu muôn vẻ của dân tộc Việt Nam, dưới ngòi bút tinh tế, độc đáo của nhiều thi nhân tài hoa, hình tượng người phụ nữ cứ đi vào những trang viết một cách tự nhiên mà đong đầy cảm xúc: ở Trần Tế Xương, ta thấy Thương vợ và ở Hồ Xuân Hương ta bắt gặp Tự tình. Mặc dù mỗi người có một cách thể hiện khác nhau nhưng thì phẩm nào cũng chan chứa sự đồng cảm, tình yêu thương dành cho người phụ nữ trong xã hội phong kiến. Với hình ảnh thơ gần gũi mà giàu tính biểu cảm, với ngôn ngữ thơ giản dị mà sức truyền cầm lại vô cùng mạnh mẽ, Thương vợ và Tự tình xứng đáng là hai bài thơ tiêu biểu cho để tài người phụ nữ.
Thương vợ và Tự tình thể hiện rất đặc sắc hình tượng người phụ nữ với ngôn ngữ và hình ảnh thật gần gũi mà lại có sức biểu cảm cao. Ở Thương vợ, ta dễ dàng nhận ra đây là lời của người chồng viết về vợ của mình. Cách nhìn nhận, đánh giá vừa khách quan lại vừa có thể thể hiện lòng trân trọng, mến yêu tác giả dành cho vợ. Còn ở Tự tình, đó chính là tiếng lòng của một con người về chính số phận éo le ngang trái và khát khao yêu đương cháy bỏng của giới mình. Cách nhìn nhận, đánh giá có phần chủ quan nhưng lại vô cùng sâu sắc, thấm thía.
Trước hết là lòng thương hết sức cảm động và dí đồm Tú Xương dành cho người vợ đảm đang, chịu khó, hết mực vì chồng vì con. Mở đầu bài thơ là lời thuật kể về công việc của bà Tú:
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Quanh năm là cách diễn tả thời gian tuần hoàn, hết từ ngày này sang ngày khác, tháng này sang tháng khác, không có lấy một giây phút hiếm hoi được nghỉ ngơi. Công việc của bà Tú là buôn bán – có thể không quá nặng nhọc nhưng sẽ phải đầu tắt mặt tối, đi sớm về khuya và đặc biệt là bà Tú sẽ phải dấn thân vào chốn ô hợp, không tránh khỏi những lời lẽ eo sèo điểu qua tiếng lại. Không chỉ có vậy, nơi bà Tú buôn bán – mom sông – là nơi mảnh đất nhô ra phía bờ sông, ba bể bốn bên đều là nước, nơi đầu sóng ngọn gió hết sức chênh vênh, nguy hiểm. Một người phụ nữ vốn xuất thân dòng dõi, con gái nhà dòng như bà mà phải dấn thân vào nơi như thế, thật đáng xót xa. Nhưng sở dĩ bà Tú phải “xông pha”, lặn lội là vì bà có cả một gia đình để phải lo toan. Gia đình trở thành một gánh nặng, nặng hơn bất kì gánh hàng nào trong cuộc đời bươn trải của bà. Trách nhiệm nuôi đủ năm con với một chồng trở thành gánh nặng đè lên đôi vai gầy của người vợ, người mẹ trẻ. Các số từ nỡm, một kết hợp với từ với như một cán cân mà phần nặng hơn lại nghiêng về phía mội. Ông Tú đã tự nhận mình là “thứ con đặc biệt”, vốn chẳng giúp được gì cho vợ mà lại còn khiến vợ phải đèo bòng. Và ngược lại, người phụ nữ yếu đuối như bà Tú lại trở thành trụ cột vững chắc trong gia đình. Bằng những câu thơ vừa hàm ý biết ơn vợ vừa mỉa mai chính bản thân mình, Tú Xương đã ghi lại một cách chân thực hình ảnh người vợ đảm đang, tần tảo. Càng nghĩ về vợ, cảm xúc trong Tú Xương càng dâng trào:
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông
Hình ảnh lớn lội thân cò trong thơ ông Tú khiến người đọc chợt nhớ đến câu ca xưa: Con cò lặn lội bờ sông, Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non. Trong câu ca, con cò biểu trưng cho người phụ nữ có chồng bị bắt đăng lính trong cuộc chiến phi nghĩa. Có cái gì đó vất vả, lầm lụi, cô độc trong dáng hình lặn lội, lại có cái gì đó đau đớn, lắng lo, phấp phỏng, tủi thầm trong gánh nặng đưa chồng đi lính và tiếng khóc nỉ non. Mượn lại hình ảnh thơ trong ca dao nhưng Tú Xương đã biết chắt lọc và sáng tạo lại. Trong thơ ông, hai chữ lặn lội đã được đưa lên đầu câu, nhấn vào sự bươn trải, nhọc nhằn, gắng gượng) cô độc. Hơn nữa, Tú Xương không viết lặn lội con cò mà là lặn lội thân cò, nỗi nhọc nhằn, vất vả đã trở thành thân kiếp, số mệnh mà bà Tú phải gánh chịu. Nghệ thuật đảo ngữ tiếp tục được nhà thơ sử dụng ở câu thơ sau, từ láy tượng thanh eo sèo được đưa lên đầu câu, nhấn vào tiếng tranh bán tranh mua cãi vã nơi chợ búa. Nghệ thuật đối rất chỉnh: lặn lội – eo sèo, khi quãng vắng – buổi đò đông làm nổi bật cảnh kiếm sống khó khăn, cực nhọc. Bà Tú phải trả giá bao mồ hôi nước mắt để có được bát cơm manh áo cho chồng con, để đổi lấy sự nhàn “hạ, thong dong cho đức ông chồng của mình? Hai câu luận là lời Tú Xương nói thay cho ý nghĩ của bà Tú:
Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công
Các thành ngữ chéo trong dân gian: một duyên. hơi nợ, năm nắng mười mưa vừa gần gũi, vừa hàm súc được đưa vào lời thơ đã nói lên nỗi vất vả, cực nhọc mà bà Tú phải gánh chịu. Duyên là duyên phận nhưng nó cũng là cái nợ mà bà Tú phải đeo mang. Duyên thì chỉ có một mà nợ lại những hai. Nhưng dù nợ nhiều hơn duyên thì sợi dây chắc nhất buộc chúng lại với nhau vẫn là một chữ tình. Nắng, mưa là cái vất vả, cực nhọc bất kể sớm trưa của bà Tú. Một, hơi, năm, mười là “những số từ, cứ tăng dân như để liệt kê cho hết, cho tròn những hi sinh thầm lặng của bà Tú. Ấy vậy mà bà vẫn âu đành phận, vẫn nào dám quản công. Lời thơ là tiếng thở dài của bà Tú, nhưng không phải thở dài buông xuôi mà đơn giản chỉ để khẳng định rằng: bà Tú ý thức được sự cực nhọc và công lao đối với chồng con nhưng bà vẫn muốn hi sinh mà không một lời oán thán, vì đó là duyên, là nợ của thân kiếp, của số mệnh. Nghệ thuật đối như gấp đôi lên lòng bao dung, vị tha đầy cao cả của bà.
Bài thơ kết thúc bằng một tiếng chửi. Đó le ra phải là tiếng chửi của bà Tú, nhưng bà Tú vốn thương chồng thương con thì sao nỡ chửi? Còn ông Tú thì không thể tha thứ cho chính mình – kế làm chồng, làm cha, mang cái danh trụ cột nhưng chỉ là cái danh hão, vô tích sự, sống ăn bám trên sự vất vả của vợ mình:
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc
Có chẳng hờ hững cũng như không
Lời tự trách của Tú Xương sao mà chua xót! Rõ ràng, ông không thể làm ngơ trước thói “vô tích sự” của mình. Bà Tú thương ông không chửi nên ông đành mượn lời bà để chửi chính mình và chửi cái thói đời bạc bẽo. Mà ông Tú chửi những ai? Ông chửi mình, chửi đời. Ông phủ nhận vai trò làm chồng của mình (có … cũng như không), chửi một Tú Xương làm chồng mà chỉ gieo gánh nặng lên đôi vai vợ. Ông chửi cái thói quen ăn ở đối xử với nhau không có hậu, thiếu thuỷ chung, thiếu trách nhiệm của bao gã đàn ông thời phong kiến. Ông chửi cái xã hội thiếu công bằng, vô nhân đạo luôn bóp nghẹt quyển sống của người phụ nữ… Giọt nước mắt của tâm trạng phẫn uất, đau đớn khi trở thành gánh nặng cho gia đình, giọt nước mắt của người trí thức giàu nhân cách rơi xuống khi thấy cuộc đời đen bạc biến những nhà nho mạt vận, cuối mùa trở thành những kẻ vô công rồi nghề, giọt nước mắt rơi xuống để chứng minh rằng ông ăn ở bạc nhưng lòng ông không hề “bạc”. Thương vợ được Trần Tế Xương thổi hỗn bằng ngôn ngữ thơ bình dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày (lặn lội, eo sèo, thôn cò, tiếng chửi cha mẹ thói đời). Mỗi chữ cất lên lại là một cung bậc khác nhau của cảm xúc. Các chi tiết hàm súc, chắt lọc mà vẫn khái quát được toàn bộ, sâu sắc về. Cuộc đời, số phận của người phụ nữ Việt Nam xưa. Thương vợ là bài thơ trữ tình đặc sắc của Tú Xương. Bài thơ có được sự tự nhiên trong giọng điệu, sự chân thành trong cảm xúc, không cầu kì gọt giũa, chỉ như một lời thủ thỉ tâm tình nên có sức truyền cảm vô cùng mạnh mẽ.
Nếu như với Thương vợ ta cảm phục đức hi sinh, sự tần tảo vì chồng vì con của bà Tú, đồng lòng với sự thấu hiểu, sẻ chia, tri ân Tú Xương dành cho vợ thì đọc Tự Tình (Hồ Xuân Hương), ta thật-sự cảm thông trước hoàn cảnh éo le, ngang trái, với lời than thân trách phận và khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ. Cũng là ngôn ngữ tự nhiên nhưng sắc sảo, giản dị mà đa nghĩa, cũng là những hình ảnh thơ tiêu biểu rất giàu sức gợi, nhưng vẻ đẹp của người phụ nữ ở đây không còn là sự hi sinh thầm lặng nữa mà là vẻ đẹp của sự nhận thức về thân phận và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc.
Một mình ôm lấy tâm trạng cô đơn, sầu tủi, bẽ bàng, thì bất kể một cái gì – dù rất nhỏ thôi – cũng đủ khiến tâm hồn người phụ nữ nhạy cảm “tức cảnh sinh tình”. Nỗi buồn tủi cứ tự nhiên mà trào dâng mạnh mẽ:
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Không có được cái vất vả quanh năm buôn bán của bà Tú, tuy cực nhọc nhưng đổi lại là sự biết ơn, trân trọng từ người chồng, người phụ nữ ở đây dường như quanh năm gắn với sự cô độc, lẻ loi. Đêm đã khuya, cái thanh vắng tĩnh mịch như phủ lên vạn vật và cũng ôm trùm lên cả tâm hồn con người. Đêm tĩnh lặng đến mức đủ để nghe tiếng trống canh dồn văng vẳng lại trống canh như sự dồn dập, hối thúc của thời gian. Thời gian sao trôi nhanh quá, tuổi xuân sao mất đi nhanh quá. Tiếng trống lang thang vô định trong không gian, tiếng gõ trống sao nghe như tiếng gõ vào chính cõi lòng xa xôi thốn thức, khiến tâm trạng cứ rối bời khi nhận ra rằng tuổi trẻ tàn phai. Bởi thế nên đêm cô đơn lại như dài bất tận. Và con người cũng đành:
Trơ cái hồng nhan với nước non
Từ trơ gợi lên sự trơ trọi, lẻ loi của cái hồng nhan. Hồng nhan – nhan sắc người phụ nữ – đẹp là thế, lại được gọi bằng cá: nên trở nên hèn mọn rẻ rúng. Sự đối lập giữa cái hồng nhan với nước non – không gian rộng lớn càng xoáy sâu vào sự nhỏ bé của thân phận con người. Tâm trạng chua chát, cay đắng, bẽ bàng của phận cô đơn, lẻ mọn cứ tự nhiên mà tuôn rơi đau đớn.
Đêm dài mà không thể chợp mắt được, người phụ nữ đã tìm cách để giải khuây nhưng càng muốn giải khuây lại càng rơi vào bi kịch của sự xót xa, cay đắng:
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn.
Khi không muốn mình minh mẫn để suy nghĩ, trăn trở về thân phận, người phụ nữ đã mượn rượu, mượn hơi men để rượu mang mình vào cõi vô thức. Vậy mà say lợi tỉnh, càng uống càng cay đắng nhận ra phận mình, càng uống càng thêm tủi hổ. Cái vòng luẩn quẩn không lối thoát trói chặt người phụ nữ bằng sợi dây đau đớn, say lại tỉnh, tỉnh rồi lại say. Thế nên ngắm trăng có lẽ là cách tốt hơn để tâm hồn khuây khoả. Thế nhưng không gian mênh mông quạnh vắng, lại thêm cái ánh sáng bàng bạc, lạnh lùng của vắng trăng như soi rõ tâm can người phụ nữ. Ngước mắt lên nhìn vầng trăng khuyết để giật mình nhận ra sao cái mảnh khuyết vàng vàng kia lại giống với mảnh thân phận của mình đến vậy! Cả câu thơ bảy chữ thì năm chữ đặc tả vầng trăng bóng xế – khuyết – chưa tròn. Những từ ngữ cùng một trường nghĩa mang tính chất tăng tiến cứ làm vắng trăng nhỏ dần, hao khuyết dân, như duyên phận dở dang, lỡ làng cứ mỗi lúc thêm nhỏ bé, tội nghiệp hơn. Số phận thật bất hạnh, tuổi xuân đi qua mà không chờ tình duyên cùng sóng bước. Tuổi tác càng cao thì nhân duyên càng nhỏ. Thật xót xa, cay đắng!
Như một hệ quả của sự đau đớn tột độ, người phụ nữ đã phẫn uất và phản kháng dữ dội. Trong xã hội nam quyền, người phụ nữ được giáo dục thái độ sống cam chịu, nhẫn nhục. Nhưng người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương đã mạnh mẽ, không chấp nhận số phận mà bộc lộ rõ sự phẫn uất của mình:
Xiên ngang mặt đất rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
Rêu vốn là vật nhỏ bé, mềm yếu nhưng cũng có sức sống, sức vươn dậy mạnh mẽ. Đứ vốn là vật vô tri nhưng cũng trỗi dậy phản kháng quyết liệt. Các cụm động từ mạnh đâm toạc, xiên ngang cực tả trạng thái tự giải thoát của thiên nhiên. Nhưng phải chăng tự rêu, đá – những sinh thể của thiên nhiên – mang nhiều tâm sự, nỗi niềm đến vậy? Hay đó chỉ là cách cụ thể hoá sự phẫn uất, tủi hờn từ sâu thẳm cõi lòng con người? Nghệ thuật đảo trật tự cú pháp, lấy cái hành động, tính chất đã đặc tả nỗi đau, nhấn mạnh gấp trăm ngàn lần cõi lòng đang tan nát của người phụ nữ. Phép đối giữa hai câu thơ như góp thêm, nhân lên bội phần thái độ muốn xé trời đạp đất cho bõ tủi bố hờn. Người phụ nữ nhỏ bé là thế mà sao phải chịu đau khổ tột cùng và phải phán kháng mãnh liệt ngay trong lúc đau thương? Có thể hiểu rêu và đá là hình ảnh biểu trưng cho ý thức trong sâu thắm người phụ nữ còn mới đất, chân mây chính là những rào cản lớn lao ngăn cách giữa nỗi khát khao và con đường hạnh phúc. Một khi chúng được phá bỏ thì người phụ nữ sẽ được đặt chân lên chính con đường dành cho mình. Câu thơ như hé mở ra một nỗi niềm vui với duyên phận dở dang, lỡ làng của con người.
Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Du
Trớ trêu thay, niềm vui vừa hé lộ thì cánh cửa thời gian, thân phận đã – ngay lập tức đóng sầm lại. Như một hạt mắm khoẻ mạnh chảy trong mình dòng máu khát khao yêu thương vừa nhú lên khỏi mặt đất khô cần đã gặp phải gió mưa, bão táp, nhân vật trữ tình đành trở lại đối diện với nỗi chán ngán, sự bế tắc, buông xuôi:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con.
Hỏi ai không chán ngán khi đấu tranh chỉ là vô vọng, càng mạnh mẽ lại càng dấn thân vào bùn lầy không lối thoát? Một tiếng thở dài đến não nuột cũng là chưa đủ để bộc lộ sự chán chường trước duyên phận mỏng manh như cánh hoa trôi theo dòng nước lũ. Hai từ xuân được đặt ca nhau vừa chỉ tuổi xuân, vừa chỉ quy luật vận động tuần hoàn của thời gian. Một năm có bốn mùa xuân, hạ, thu, đông thì mùa xuân là mùa khởi đâu. Xuân đến tức là một năm mới đến. Năm mới đến tức là một năm cũ đã qua đi, con người lại qua đi một tuổi, lại về gần hơn với tuổi già và với người phụ nữ thì về gần hơn với sự tàn phai của nhan sắc. Thời gian là cùng nhưng đời người thì có hạn. Chỉ hai từ xuân thôi cũng đủ thấy sự tương phản giữa cuộc đời con người và thời gian. Sao cái quy luật của thời gian lại nghiệt ngã với hạnh phúc đời người đến vậy? Tuổi trẻ cứ qua nhanh như con thoi qua cửa còn hạnh phúc tìm mãi vẫn chẳng thấy đâu.Hai từ lại được đặt cạnh nhau vừa là sự trở lại vừa là sự mất đi. Sự trở lại của mùa xuân cũng chính là sự ra đi của tuổi xuân. Xuân của đất trời qua đi, sao lại kéo cá mùa xuân của lòng người theo mất, khi mà hạnh phúc chưa gõ cửa trái tim? Muốn tìm cách níu kéo nhưng không được, muốn thoát khỏi bi kịch cũng chẳng xong. Cái sự thật phũ phàng ấy từng từng phút như xát muối vào con tim rỉ máu, xót xa và đau đớn, tiếc nuối và tủi hờn. Một mối tình duyên ngang trái, một chuỗi thời gian vô tình một linh hồn kêu khóc xin được yêu thương, một xã hội thờ ơ đến tột độ..Còn gì xót xa hơn bỉ kịch này?
Và những lời cuối cùng vẫn là những lời xót đau:
Mảnh tình san sẻ tí con con
Đọc câu thơ lên mà sao nghe cái tình ấy cứ như nhỏ đi, nhẹ dần đi. Cái mảnh tình của người phụ nữ đã nhỏ bé, lại còn đem ra mà san sẻ thành tí, con con. Những từ ngữ cùng một trường nghĩa, lại được xếp đặt theo cấp độ tăng tiến đã cụ thể hoá cái tội nghiệp, nhỏ nhoi tột cùng. Một người có cá tính mạnh mẽ như Hồ Xuân Hương mà cũng rơi vào sự bế tắc, buông xuôi thì liệu xã hội phong kiến sẽ còn tên tại biết bao nhiêu sự bế tắc, buông xuôi xót xa và đau đớn như thế?
Cùng khắc hoạ hình tượng người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa, Trần Tế Xương và Hề Xuân Hương đã lựa chọn những hình ảnh hết sức đặc sắc, tiêu biểu, điển hình. Ở bà Tú là sự chịu thương chịu khó, đức hi sinh thầm lặng đáng ngợi ca còn ở người phụ nữ trong thơ Hồ Xuân Hương nỗi đau đớn cho tình duyên lỡ dở, khát vọng hạnh phúc không thành. Bà Tú còn có sự đồng cảm, thấu hiểu, sẻ chia từ ông Tú nhưng người phụ nữ trong Tự tình chỉ có một mình đối diện với chính mình, tự thương lấy chính mình. Cả hai bài thơ đều được viết theo thể Đường luật thất ngôn, lời thơ ngắn gọn, súc tích nhưng ngôn ngữ lại hết sức bình dân, giản dị như lời ăn tiếng nói hàng ngày. Ngôn từ chẳng cần trau chuốt cầu kì nhưng cũng đủ để xây dựng lên bức chân dung chân thực, sâu sắc về người phụ nữ trong xã hội cũ. Chính vì thế Tự tình ta tìm thấy dáng dấp của sự buồn tủi, đau thương, phẫn uất ẩn trong các từ ngữ sắc sảo, còn ở Thương vợ lại là những từ ngữ mang tính hàm ơn, trân trọng sâu sắc.
Cả Tự tình của Hồ Xuân Hương và Thương vợ của Trần Tế Xương đều là hai tác phẩm rất thành công khi viết về hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội phong kiến cũ. Ai soi mình vào cũng thấy một phần nào đó của mình nơi những người phụ nữ ấy. Mỗi nhà thơ một đôi mắt, một cây bút nhưng đều để lại cho chúng ta những ấn tượng sâu đậm về ngôn từ và hình ảnh thơ.