Essay Writing Problems Young Adults from Iran Face Dealing with English  Papers | Iran Front Page

Giới thiệu tác giả Bùi Dương Lịch

Essay Writing Problems Young Adults from Iran Face Dealing with English  Papers | Iran Front Page

Tiểu sử Bùi Dương Lịch

 Bùi Dương Lịch (1757 – 1827) hiệu Tồn Trai, là nhà văn, nhà thơ, người làng An Toàn, huyện La Sơn, sau đổi là Yên Đồng, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Ông chăm học, nổi tiếng hay chữ, đậu Hương cống từ năm 17 tuổi (1774) dưới triều Lê Hiển Tông. Đỗ kỳ thi hương, được sơ bổ Huấn đạo, nhưng ông không nhận, nuôi chí dùi mài kinh sử để đậu đại khoa. Ông ra Thăng Long rèn tập, nhưng mãi đến năm 1787, niên hiệu Chiêu Thống năm đầu, ông mới đậu đình nguyên Hoàng giáp. Đây là khoa thi hội cuối cùng ở Thăng Long. Ra làm quan dưới triều Lê – Trịnh chưa được bao lâu thì triều đại này sụp đổ. Lúc Tây Sơn ra Bắc, Lê Chiêu Thống đào vong, ông chạy vào Thanh Hóa. Năm Quang Trung thứ tư (1791), La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp lập Sùng chính viện, ông và nhiều nhà khoa bảng khác được nhà vua mời giúp việc, dịch các sách kinh, truyện ra chữ Nôm. Nhà Nguyễn lập triều đại mới, Gia Long lên ngôi, õng được bổ nhậm chức Đốc học Nghệ An. Dư luận đương thời có ý chê trách ông nhận quan tước của cả ba triều.

Tác phẩm của Bùi Dương Lịch

       Hai tác phẩm chính của ông là : Nghệ An ký cũng gọi là Nghệ An phong thổ thoại bằng văn xuôi chữ Hán và tập thơ Ốc lậu thoại (Lời nói trong nhà dột) cũng bằng chữ Hán. Ngoài ra, ông để lại An Hội thôn chí (Sách ghi chép về làng An Hội), Bùi gia huấn hài, cũng gọi là Tồn Trai gia huấn (Sách dạy con cháu của Tồn Trai). 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Cảnh Trà

        Nghệ An ký viết về vùng đất châu Hoan, châu Diễn thời Lý – Trần, tức là hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh ngày nay. Xưa nay, nhiều cuốn địa chí trong đó có cả Dư địa chí của Nguyễn Trãi, đã dành một phần đáng kể để viết về miền đất xa kinh kỳ mà rất trọng yếu này. Đại khái, mọi người chỉ mới biết Nghệ An là một vùng viễn biên phên giậu (Lý, Trần), là nguồn nhân tài, vật lực đáng kể, là nơi đứng chân vững chắc (Lê sơ), là một trọng trấn bảo vệ Đàng Ngoài (thời Trịnh – Nguyễn phân tranh) ; vùng này lại cũng là nơi ít được thiên nhiên ưu đãi, thiên tai, nhân họa thường đưa đến cuộc sống đầy gian lao cực nhọc. Viết Nghệ An ký, nhà văn họ Bùi đã có cái nhìn khá toàn diện về quê hương mình. Có thể coi đây là một cuốn địa chí có nhiều tư liệu quý và khá phong phú của một tỉnh.

           Ông khảo sát rất tường tận địa giới cả trấn (có khi gọi là xứ, châu), địa giới các phủ, huyện và những vùng trọng điểm. Những danh sơn, thắng tích, những đền miếu truyền đời gắn với công trạng của các danh tướng, danh thần, những vùng đất màu mỡ, những đặc sản xứ Nghệ… đều được ông khắc họa rõ nét. Ông đã tra cứu khá tường tận tên tuổi sự nghiệp các vị danh thần, danh tướng, danh nho trên đất Hồng Lam. Có những tên tuổi ông viết thành tiểu truyện chính xác hấp dẫn. Bùi Tồn Trai lại rất chú ý đến con người xứ Nghệ. Từ những đặc điểm của núi sông – hùng vĩ, cảnh vật đa dạng, cuộc sống độ nhật không mấy thuận lợi đã tạo nên phẩm chất, cốt cách, bản lĩnh, tinh thần cao cường bất khuất… của cư dân xứ này. Cuộc đấu tranh sinh tồn nhiều thử thách đã tôn vinh giá trị con người. Những trang văn về lịch sử, về tiểu truyện danh nhân và sự phân tích về cái chất con người Nghệ An.là phần viết đạt giá trị văn học đáng trân trọng. Nghệ An ký ghi nhận tấm lòng cao đẹp của Bùi Dương Lịch với quê hương xứ sở.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Kiều (1694 - 1771)

        Ốc lậu thoại ghi lại cảm xúc nhiều vẻ của nhà thơ trên đường đời. Đó là những cảm xúc đáng trân trọng về truyền thống anh hùng dân tộc, về quê hương đất nước đáng tự hào và về cả những công việc bình thường, hữu ích của người dân thôn gần gũi nhà thơ. Từ quê La Sơn nhìn về bức thành xưa trên sườn núi Nghĩa Liệt (thường gọi là Rú Thành) không bao xa, ông viết bài Liệt Sơn thành cảm cựu (Cảm xúc về cảnh thành cũ núi Nghĩa Liệt), vừa bày tỏ lòng tự hào về quá khứ vẻ vang, vừa nao lòng suy tư về thời thế nhiễu nhương bây giờ.

       Lên thăm quần thể núi Đại Hàm, nơi cứ địa hiểm yếu đã từng tạo thế cho Bình Định Vương thắng quân Minh, sau này là căn cứ địa của nghĩa quân Phan Đình Phùng, ông viết Đại Hàm sơn khẳng định “Cao hoàng bình Bắc khẩu, Tòng thử phấn minh tiên” (Cao hoàng bình giặc Bắc, Tuốt roi ngựa nơi này).

        Sau khi Tây Sơn thống nhất đất nước; quy giang sơn về một mối, nhiều lần có dịp qua lại sông Gianh, ông viết Đại Linh Giang tuôn trào tình cảm hân hoan vô tận khi đất nước đã liền một giải “… Núi sông sao nỡ xẻ đôi tình, Cơ mưu chia cắt trăm năm dứt, Lễ tục hòa chan một khối thành” .(Trích lời dịch thơ). Đó cũng là niềm vui lớn của cả dân tộc.

Đọc thêm  Giới thiệu nhà văn Nguyễn Quang Lập

        Ốc lậu thoại còn có những bài như Cát cao (Cái gàu tát nước), Thôn nhân thực. giang cán (Dân làng đóng cọc ngăn sông), v.V… Ông hòa niềm vui giản dị chân thành của mình vào những công việc lao động bình thường, hữu ích của người dân quê ông.

     Bùi Dương Lịch đã dành sự nghiệp văn chương của mình để viết về quê hương. Ông rất xứng đáng là danh nhân xứ Nghệ.

Scroll to Top