journal-and-pen - Positive Routines

Giới thiệu nhà văn, nhà thơ Văn Lê

journal-and-pen - Positive Routines

Tiểu sử nhà văn, nhà thơ Văn Lê

Nhà văn, nhà thơ Văn Lê, sinh ngày 2.3.1949, tên khai sinh là Lê Chí Thụy. Quê gốc: xã Gia Thanh, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Hiện sống là làm việc tại Tp Hồ Chí Minh. Ông là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam (1976).

Tốt nghiệp phổ thông, Văn Lê gia nhập quân đội, chiến đấu tại mặt trận B2. Do có năng khiếu văn học, Văn Lê được điều về làm phóng viên, biên tập viên ở tạp chí Văn nghệ quân giải phóng. Đất nước thống nhất, Văn Lê chuyển sang Xưởng phim tài liệu. Chiến tranh biên giới xảy ra, Văn Lê tái ngũ, hoạt động ở chiến trường Campuchia, sau đó, lại trở về Xưởng phim tài liệu. Hiện nay ông là đạo diễn phim tài liệu, hãng phim Giải phóng. Tác phẩm chính : Thơ : Một miền đất, một con người (1976), Khoảng thời gian tôi biết (1983), Phải lòng (1994), Chim hồng nhạn bay về(1996). 

Tác phẩm nhà văn, nhà thơ Văn Lê

Văn xuôi : Gặp lại (in chung – 1978), Những ngày không yên tĩnh (truyện – 1978), Chuyện một người cu kích (truyện – 1980), Bão đen (truyện – 1980), Đồng chí đại tá của tôi (truyện – 1981), Người gặp trên tàu (tiểu-thuyết – 1982), Khoảng rừng có những ngôi sao (tiểu thuyết – 1985), Nếm anh còn được sống (tiểu thuyết – 1994).

Văn Lê đã được nhận Giải A cuộc thi thơ tuần báo Văn nghệ (1975-1976), Giải B về thơ tạp chí Văn nghệ quân đội (1984), Giải A về thơ cho tập thơ Phải lòng của Hội đồng văn học về chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang, Hội nhà văn 1984. Tiểu thuyết Nếu œnh còn được sống được tặng Giải thưởng văn học của Bộ quốc phòng 1994.

Đọc thêm  Giới thiệu tác giả Vạn Hạnh

Văn Lê là nhà thơ xuất hiện trong những năm chống Mỹ. Đến với văn học, Văn Lê luôn có ý thức trách nhiệm với ngòi bút, đã viết thì phải viết thật, phải trung thực với chính mình, với bạn bè và đồng đội. Trong truyện ngắn và tiểu thuyết, Văn Lê đã viết về những gì mà mình đã sống qua bằng tình yêu và lòng tôn trọng con người, như nhà thơ đã từng tâm niệm : “không thể sống thiếu tình người và viết thiếu tình người”. Nhưng dù những trang văn xuôi của Văn Lê nhiều hơn so với thơ, người đọc vẫn có ấn tượng với một Văn Lê nhà thơ hơn là một Văn Lê viết văn. Với thơ, Văn Lê tỏ ra tự tin hơn và trong lĩnh vực này, Văn Lê là một cây bút rất có duyên với các Giải thưởng thơ.

Văn Lê luôn quan tâm đến sự thật, vì thế thơ ông giản dị, chân thành mà gợi cảm. Thơ Văn Lê bộc lộ tấm lòng trung thực với đồng loại, thiên nhiên, với thời cuộc mà nhà thơ đã sống, hàm ơn và gắn bó. Văn Lê đã khai thác tâm trạng của con người hôm nay khi nghĩ về quá khứ, chiến tranh, về đồng đội, về người mẹ, người chị với lòng biết ơn sâu nặng (Người chưng, Mùi nhang đêm giao thừa, Lời người trong cuộc, Lời người lính, Cuộc đời tự kể…). Văn Lê có sở trường về thơ lục bát, không cầu kỳ trong câu chữ, nhưng lại chất lọc trong cảm xúc, đằng sau sự giản dị của ngôn từ là một cái tôi trữ tình có bản sắc riêng, với những xúc động nội tâm khiến thơ Văn Lê càng đọc càng thấm sâu. 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ Nguyễn Huy Oánh

Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác

Scroll to Top