Tư liệu nhà văn Ngô Thì Trí
(176 – ?)
Nhà thơ, nhà văn Ngô Thì Trí, có tên hiệu là Dưỡng Hạp. Quê gốc : làng Tả Thanh Oai, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam, nay là xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Ông là con thứ sáu của Ngô Thì Sĩ, anh cùng mẹ của NgôThì Hoàng. Ngô Thì Trí cũng mồ côi sớm : 5 tuổi mẹ chết, 15 tuổi cha qua đời, ông thường sống với gia đình anh cá là Ngô Thì Nhậm. Ngô Thì Trí lớn lên gặp lúc xã hội Bắc Hà biến động dữ dội. Năm 1782, Trịnh Tông lên ngôi chúa, Ngô Thì
Nhậm vì liên quan đến việc phát giác vụ tranh ngôi vị trong phủ chúa năm I780 nên phải bỏ quan lánh nạn, gia đình họ Ngô lâm vào cảnh sa sút, ly tán. Khi Nguyễn Huệ diệt xong Trịnh, Nguyễn, đánh đuổi ngoại xâm, thu phục đất nước, Ngô Thì Trí theo anh cả ra làm quan với Tây Sơn và đây là thời kỳ đắc chí nhất của ông. Ông được trao chức Hữu Thị lang bộ Hộ, tước Bính Phong hầu, thời gian làm quan thường ở Phú Xuân. 1802, nhà Tây Sơn bị diệt, ông về sống ở quê nhà lo chăm sóc con em và các cháu, lấy việc củng cố gia tộc làm vui. Ngô Thì Trí chấp nhận sự thay thế Tây Sơn của nhà Nguyễn, ông khuyến khích con cháu và các em đi học, đi thi, làm quan với triều đại mới, chỉ nhắc nhở họ phải biết chăm lo cho dân, làm trọn chức trách của mình. Ông đạt nhiều hy vọng ở người em út Ngô Thì Hương, tin tưởng em là người sẽ nối được nghiệp nhà. Riêng bản thân mình, Ngô Thì Trí giữ lòng trung với Tây Sơn, tự coi là kẻ “cùng dân mất nước”. Những năm cuối đời, ông thay thế vai trò con trưởng của anh cả Ngô Thì Nhậm, trở thành người trụ cột giữ gìn sự hòa thuận và truyền thống trung hậu của Ngô gia.
Tác phẩm của nhà văn Ngô Thì Trí
Tác phẩm : Ngô Thì Trí sáng tác không nhiều, có Sóc Nam hành kính và một số văn thơ khác được chép trong Dưỡng Hạo công đủ thảo (Ngô gia văn phái) gồm 26 bài thơ, 2 bài phú, 22 bài văn và một số câu đối. Sóc Nưm hành kính được sáng tác trong thời gian làm quan ở Phú Xuân. Các bài Đăng Ái Vân phú, Nam hành cảm hứng ghì lại những cảm hứng hào hùng trên con đường công cán, đồng thời cũng nói lên lòng trân trọng, gắn bó của ông đối với triều đại Tây Sơn. Những bài khác thường sáng tác khi “có việc”, chủ yếu là gửi anh và các cháu. Các bài Nhân ảnh vấn đáp, Hoa trình gia ấn thì tự, Sơn hải kinh phú là những tác phẩm có nhiều ý mới, đặc sắc, phản ánh rõ nét tính cách Ngô Thì Trí. Riêng bài văn tế Ngô Thì Hương làm năm 1821, có thể xem là lời tự tổng kết cả cuộc đời nhiều vất vả của ông.
“Tôi 5 tuổi mồ côi mẹ, l5 tuổi mồ côi cha, tuổi trung niên tuy may mắn được đắc chí, nhưng rồi cũng thất bại. Thân này 57 tuổi, khi nhỏ là trẻ mồ côi cha mẹ, khi lớn là bể tôi mất nước, về già là kẻ cùng dân… Như vậy tôi còn vui gì mà muốn sống!”.
Nhìn chung thơ văn Ngô Thì Trí giản dị, chân thực, giàu cảm xúc, những bài làm dưới thời Tây Sơn có phong khí hào hùng. Ông còn là người khởi xướng việc sưu tập tác phẩm dòng họ Ngô,nhờ sáng kiến này mà ngày nay văn học còn lại được bộ Ngô gia văn phái đồ sộ.