Tiểu sử nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng sinh ngày 12.1.1932. “Bút danh khác : Nguyễn Sáng. Quê gốc : xã Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang. Ông sinh trong một gia đình thợ thủ công, cha làm nghề thợ bạc. Lúc nhỏ, ông học ở nông thôn. Đến tháng 4 năm 1946, khi Nam Bộ đang trong cuộc kháng chiến ác liệt chống thực dân Pháp, Nguyễn Quang Sáng xung phong đi bộ đội, làm liên lạc cho đơn vị. Từ 1948 đến 1950, ông được đi học thêm văn “hóa ở trường trung học kháng chiến Nguyễn Văn Tố. Thời gian này ông bắt đầu làm quen với văn học. Từ 1950 đến 1954, ông công tác ở phòng chính trị Bộ tư lệnh phân khu miền Tây Nam Bộ, làm cán bộ nghiên cứu tôn giáo (chủ yếu Phật giáo và Hòa Hảo), đã đi hầu hết chiến trường miền Tây Nam Bộ. 1955 tập kết ra Bắc, ông chuyển ngành với cấp bậc chuẩn úy về công tác ở phòng văn nghệ Đài phát thanh tiếng nói Việt Nam. Từ 1958, ông công tác Ở Hội nhà văn Việt Nam, làm biên tập cho tuần báo Văn nghệ và Hội nhà văn. 1966, ông vào chiến trường miền Nam, làm cán bộ sáng tác của Hội văn nghệ – Giải phóng. 1972, ông trở ra Hà Nội, lại tiếp tục công tác ở Hội nhà văn. Sau ngày giải phóng miền Nam (4- 1975), Nguyễn Quang Sáng vào công tác ở TP Hồ Chí Minh. Hiện sống và làm việc ở TP Hồ Chí Minh.
Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Tác phẩm : Văn xuôi : Con chím vàng (1957), Người quê hương (truyện ngắn – 1958), Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết – 1962), Đất lửa (tiểu thuyết – 1963), Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa – 1966), Chiếc lược ngà (truyện ngắn – 1968), Bông cẩm thạch (truyện ngắn – 1969), Cái áo thằng hình rơm (truyện vừa – 1975), Mua gió chướng (tiểu thuyết -1975), Người con đi xa (truyện ngắn – 1977), Dòng sông thơ ấu (tiểu thuyết – 1985), Bàn thờ tổ của cô đào (truyện ngắn – 1985), Tôi thích làm vư¿ (truyện ngắn – 1988), 25 ruyện ngắn (1990), Paris -tiểng hát Trịnh Công Sơn (1990), Con mèo Fujna – (truyện ngắn – 1991). Kịch bản phim : Màu gió chướng (1977), Cánh đồng hoang (1918), Pho tượng (1981), Cho đến bao giờ (1982), Mùa nước nổi (1986), Dòng sông hát (10988), Cân nói đốt đầu tiên (1988), Thời thơ ấu (1995), Giữa dòng (1995), Như một huyền thoại (1995).
Mới 14 tuổi Nguyễn Quang Sáng đã trở thành người lín. Từ đó nhà văn gắn bó với hiện thực cuộc sống chiến đấu ác liệt nhưng vô cùng anh dũng của nhân dân miền Nam. Hiện thực cuộc sống ấy đã thôi thúc ông cầm bút. Lối viết của Nguyễn Quang Sáng giản dị, mộc mạc, nhưng sâu sắc, viết để “phục vụ ngay. Để đánh trả lại kẻ thù từng miếng, từng nhát thật sâu”. Ông đã khắc họa những hình ảnh chân thực, đẹp đế của những con người miền Nam kháng chiến. Đó là hình ảnh những người dân Sài Gòn đánh địch ngoan cường theo “kiểu Sài Gòn” (Chị Nhung, Sài Gòn dưới những tầng khói), đó là những người nông dân đồng bằng sông Cửu Long như anh Bảy Ngàn bình thản ngồi hút thuốc sau khi quần nhau mấy lần hút chết với giặc (Một chuyện vui), hay anh Ba Hoành trong Quán rượu người câm cắn răng chịu đựng những trận tra tấn của kẻ thù đến hóa cảm, bốn năm ở nhà với vợ trông nom một quán rượu ven sông và âm thầm chuẩn bị lực lượng cho ngày đồng khởi… Trong những năm thắng kháng chiến, tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng đã có tác dụng to lớn trong việc cổ vũ, động viên sức chiến đấu mạnh mẽ của nhân dân miền Nam, củng cố niềm tin yêu của cả nước đối với đồng bào nơi thành đồng tổ quốc.
Với thể loại truyện ngắn, qua nhiều tác phẩm, ông đã khẳng định một phong cách độc đáo đậm đà chất Nam Bộ từ khung cảnh thiên nhiên đến tính cách con người.
Nhà văn tâm sự : “Tôi bắt đầu cầm bút từ năm 1962 lúc còn ở rừng U Minh thời đánh Pháp. Mãi đến năm 1965, truyện ngắn đầu tiên Con chỉm vàng mới được in trên báo Văn nghệ. Từ ấy đến nay đã hơn 40 năm cầm bút, có được một số tác phẩm, có được vài giải thưởng, nhưng tôi luôn luôn tự hỏi mình đã thật là nhà văn hay chưa ? Là lời tự vấn nghiêm túc và khắc nghiệt – tôi đã trả lời, đang trả lời và sẽ trả lời trên trang viết” (Nhà văn Việt Nam hiện đại). Quả vậy, từ khi câm bút đến nay, Nguyễn Quang Sáng luôn luôn lao. động, sáng tạo. Các tác phẩm trong những năm gần đây cho thấy ông vẫn viết rất đều và sung sức. Truyện Đông sông thơ ấu – Giải thưởng Hội đồng văn học thiếu nhi Hội nhà văn Việt Nam : (1985) – có sức hấp dẫn, cuốn hút không chỉ với lứa tuổi thiếu nhi. Trở về những năm tháng chống Pháp, với lối kể đậm đà chất Nam Bộ, nhà văn đã cho bạn đọc gặp gỡ với những con . người đồng bằng sông Cửu Long trung hậu, trọng nhân nghĩa, đoàn kết một lòng trong đấu tranh…
Ở thể loại kịch bản phim truyện Nguyễn Quang Sáng cũng đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Ông bắt đâu viết kịch bản phim từ năm 197? – với tác phẩm Mù gió chướng. Bộ phim Cánh đồng hoang xây dựng trên kịch bản của Nguyễn Quang Sáng, đã được tặng Huy chương vàng liên hoan phim toàn quốc (1980), Huy chương vàng liên hoan phim ở Mátxcœva (1981).
Nguyễn Quang Sáng có nhiều đóng góp đối với văn học cách mạng. Vị trí của ông được khẳng định bởi những tác phẩm đặc sắc, viết vẻ quê hương và những con người Nam Bộ.
Tham khảo thêm tư liệu các nhà văn, nhà thơ, tác giả khác