Dàn ý bài làm Lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu:
(thể hiện qua các sáng tác anh/chị đã học, đọc thêm)
– Lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiếu được biểu hiện phong phú, dạng qua các sáng tác:
- Phơi bày thảm họa mất nước (Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cân Giuộc)
- Tố cáo tội ác quân xâm lược, nguyễn rủa những kẻ chạy theo (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Chạy giặc).
- Biểu dương những người anh hùng hi sinh vì đất nước (Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
– Nhận xét, đánh giá:
- Lý giải tấm lòng yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu.
- Hoàn cảnh lịch sử: đất nước bị thực dân Pháp xâm lược, triều đình nhà Nguyễn bạc nhược đầu hàng.
- Nguyễn Đình Chiểu là con người có tấm lòng yêu nước, thương dân sâu sắc.
- Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên ngọn cờ yêu nước ở giai đoạn cuối của thời kì văn học trung đại, mở ra một khuynh hướng trong văn học Việt Nam: Yêu nước chống Pháp.
Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10
Bài làm văn mẫu
Thế kỉ XIX, khi triều đại phong kiến đi vào suy vong, khi đất nước dần mất vào tay bọn thực dân Pháp xâm lược, tiếng lòng yêu nước của biết bao nhà thơ, nhà văn lại đồng tâm vang dậy. Và Nguyễn Đình Chiểu, một trong những đại biểu lớn cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam cũng chính là người say mê hát khúc ca yêu nước thương nhà hơn cả.
Trước khi thực dân Pháp xâm lược, trong tư cách một nhà nho Nguyễn Đình Chiểu đã viết những Truyện Lục Vân Tiên, Dương Từ – Hà Mậu.. để ngợi ca phẩm chất đạo đức con người. Nhưng, ngay giờ khắc súng giặc đất rên, người nghệ sĩ ấy đã dùng văn thơ như một thứ vũ khí sắc bén để viết nên những trang hoa yêu nước tuyệt đẹp. Hàng loạt các bài thơ như Chạy giặc, Xúc cảnh, Thơ điếu Phan Tòng…, hàng loạt các văn tế như Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Văn tế trận vong lục tỉnh, Văn tế Trương Định… đã tập trung thể hiện chủ đề yêu nước với những biểu hiện phong phú, đa dạng. Viết các tác phẩm Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, Nguyễn Ðình Chiểu đã phơi bày thảm họa mất nước.
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Hai câu thơ diễn tả tình cảnh đất nước rơi vào tay giặc. Tan chợ lúc mọi người về nhà sum họp, chuẩn bị quây quần bên gia đình, bên mâm cơm. Nhưng chính ngay thời điểm đó, tiếng súng giặc đã vang lên, phá vỡ nếp sống bình yên thường nhật. Nguyễn Đình Chiểu đã chỉ đích danh kế thù mới của dân tộc Việt Nam: tiếng súng Tây. Hình ảnh bàn cờ thế phút sơ tay đã khắc họa rõ nét sự đổ vỡ trong phút chốc, không thể cứu vấn của tình cảnh đất nước khi thảm họa xâm lược bất ngờ ập đến. Bất ngờ trước sự xâm lăng của quân thù, nhân dân ta đã trở tay không kịp. Khung cảnh đất nước và nhân dân khi giặc Pháp đến được nhà thơ miêu tả một cách xúc động qua những hình ảnh thơ gợi cảm:
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Tiêu điểm trong cái nhìn của Nguyễn Đình Chiểu là hình ảnh bé nhỏ, yếu ớt, cần được che chở nhất của lứa trẻ, bầy chim. Phép đảo ngữ (bỏ nhè, mất ổ) cùng các từ láy đặc tả (lơ xơ, dáo dác) đã khắc họa sự hốt hoảng, ngơ ngác, mất phương hướng của các sinh linh trong cảnh tan tác, chia lìa. Hai địa danh nổi tiếng trù phú, giàu đẹp của đất nước trong ca dao (Đồng Nai gạo trắng nước trong – Ai đi đó qua đó mà không muốn uê) nay trở nên tan hoang, đổ nát. Giặc đi đến đâu là đốt phá, cướp bóc đến đó, thẳng tay giết hại sinh linh. Đến cả thiên nhiên cũng nhuốm màu tang tóc fan bọt nước, nhuốm màu mây. Lời thơ mang âm hưởng xót xa, ai oán, đau đớn tột độ. Đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc, nguy cơ mất nước đã thành hiện thực.
Tham khảo các bài phân tích Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc
Hiện lên trong lời văn của Nguyễn Đình Chiểu là hình ảnh quân cướp đáng ghét, nhơ bẩn: Tiếng phong hạc, mùi tinh chiên, bòng bong che trắng lốp, ống khói chạy đen sì. Lũ chúng đã gieo bao tội ác cho quê hương đất nước, cho con người, đã cướp đi từ nhân dân ta cuộc sống bình yên, hạnh phúc.
Phơi bày thám cảnh nước mất nhà tan, Nguyễn Đình Chiểu đã tố cáo tội ác tày trời của thực dân Pháp cùng bè lũ phản nước theo giặc. Tác giả gọi chúng bằng những từ ngữ thể hiện rõ thái độ coi thường, khinh bỉ: giặc, thằng Tây, lũ treo dê bán chó, quân tả đạo, lũ man di, binh tướng nó.. Trong Chạy giặc, öng không ngại ngắn cất tiếng hỏi những đấng bậc hảo hán của triều đình nhà Nguyễn – những người lẽ ra phải ra tay cứu nước, giúp đời:
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Hồi nhưng mục đích của nhà thơ là trách móc, là lên án sự nhu nhược, hèn nhát, thái độ thờ ơ, vô trách nhiệm của quan quân triều đình nhà Nguyễn. Câu hỏi xuất phát từ nỗi lo, từ tình cảm chân thành, nhà thơ dành cho nhân dân, đất nước.
Đồng thời với thái độ phê phán, tố cáo các thế lực phản trắc, xâm lược là tỉnh thần biểu dương những người anh hùng hi sinh vì đất nước của Nguyễn Đình Chiểu. Viết Thơ điếu Phan Tòng, nhà thơ đã khắc sâu hình ảnh người anh hùng cứu nước:
Làm người trung nghĩa đáng bia son,
Đứng giữa còn khôn tiếng chẳng mìn.
Cơm áo đền bồi ơn đất nước,
Râu mày giữ vẹn phận tôi con.
Tịnh thân hai chữ phau sương tuyết,
Khi phách ngòn thu rỡ nước non.
Không chỉ ngợi ca những người anh hùng hữu danh như Phan Tòng, Trương Định, nhà thơ còn say mê viết về những người anh hùng vô danh. Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là bài ca bất hủ ca ngợi những người nông dân nghĩa sĩ đã chiến đấu và hi sinh để bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc. Bài ca mở đầu bằng hình ảnh người nông dân nghèo khổ, hiền lành, lam lũ với công việc nhà nông, chưa từng biết đến việc binh đao:
Cui cút làm ăn; toan lo nghèo khó.
Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhưng; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.
Việc cuốc, việc cày, việc bừa việc cấy, tay uốn. quen làm; tập khiên tộp súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.
Nhưng khi thực dân Pháp nhòm ngó và rắp tâm xâm lược bờ cõi quê hương, chính những con người chân chất thật thà lấy lại sục sôi lòng căm thù giặc và khát khao đánh đuổi quân thù: ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ, muốn tới ăn gan, cắn cổ, ra sức đoạn hình, ra tay bộ hổ. Và khi được xông trận, họ đã chiến đấu quên mình:
Ngoài cật có một manh áo vả, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chỉ nào sắm dao tu nón gỗ.
Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đâu quan hai nọ.
Chỉ nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào liều mình như chẳng có.
Hiện lên trên trang văn là hình ảnh những người nông dân nghĩa sĩ với vẻ đẹp mộc mạc, giản dị mà không kém “chất” anh hùng bởi tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn. Hàng loạt động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô, hè, ó..), dứt khoát (đốt xong, chém đặng trối bệ) đã thể hiện mạnh mẽ khí thế tiến công ngút trời của đội quân áo vải. Chưa khi nào trong văn học Việt NÑam lại lông lộng hiện hữu một hình tượng người nông dân với lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc như thế. Lời văn không giấu nổi niềm kính phục và tự hào của Nguyễn Đình Chiểu.
Chỉ qua một vài sáng tác trên đây, chúng ta đã cảm nhận được trọn vẹn tình yêu nước nồng nàn trong nhà thơ mù xứ Bến Tre. Nhưng điều gì đã khiến Nguyễn Đình Chiểu có thể viết lên những vần thơ yêu nước nồng nàn như thế? Phải chăng chính thời đại lịch sử đau thương mà bỉ hùng đã khơi nguồn cảm hứng cho nhà văn? Và phải chăng trong huyết quản của người nghệ sĩ tài ba lúc nào cũng hừng hực dòng máu yêu nước, thương dân sâu sắc? Một con người không chịu hợp tác với giặc, một con người khẳng khái: “Nước chung đã mất, đất riêng còn có được sao?” cũng chính là con người đã viết nên những vẫn thơ yêu nước bất hủ.
Với những gì đã thể hiện qua thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu đã dựng lên trong giai đoạn cuối của thời kì văn học trung đại một ngọn cờ yêu nước, đồng thời mở ra một khuynh hướng mới trong văn học Việt Nam: Yêu nước chống Pháp. Và đó là một sự đóng góp to lớn, quý giá cho nền văn học dân tộc mà không phải tác giả nào cũng làm được.
Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Đình Chiểu