Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc – Nguyễn Đình Chiểu

Dàn ý bài làm:

Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu

1. Vẻ đẹp của hình tượng người nông dân trong Văn tế nghĩa nghĩa sĩ Cần Giuộc

– Trước khi quân giặc đến xâm lược: Họ là những người nông dân nghèo khổ, chăm chỉ, cần mẫn làm ăn.

– Khi quân giặc xâm phạm đất đai bờ cõi cha ông: có sự chuyển biến ( về tình cảm, nhận thức, hành động tự nguyện).

– Vẻ đẹp hào hùng của đội quân áo vải trong trận đánh (so sánh với lính thú thời xưa).

—> Hình tượng những người nông dân yêu nước tuyệt vời.

2. Nhận xét, đánh giá

– Đây là bức tượng đài bằng ngôn từ đầu tiên tạc dựng hình tượng người nông dân yêu nước trong văn học Việt Nam.

– Thông qua vẻ đẹp của hình tượng, thấy được tấm lòng Nguyễn Đình Chiểu dành cho những người nông dân nghĩa sĩ.

– Để xây dựng bức tượng đài người nông dân nghĩa sĩ, Nguyễn Đình Chiểu đã lựa chọn, sử dụng thành công nhiều nghệ thuật.

Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10

Bài làm văn mẫu

Không phải đến thế kỉ XIX, khi giặc Pháp sang xâm lược nước ta, người nông dân mới trở thành nghĩa sĩ xung trận, nhưng có lẽ phải đợi đến khi Nguyễn Đình Chiểu viết Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (1861) thì vẻ đẹp của lực lượng quân đội lớn nhất mọi thời đại mới thực sự đi vào văn chương nghệ thuật.

Thoạt tiên, hình tượng người nông dân nghĩa sĩ được Nguyễn Đình Chiểu đặt trong khung cảnh bão táp của thời đại:

Súng giặc đất rền; lòng dân trời tỏ.

Câu văn bốn chữ mở ra phần Lung khởi được ngắt nhịp 4⁄4 với phép đối được thực hiện triệt để từ hình thức đến nội dung đã vẽ lên bối cảnh xã hội Việt Nam đầu những năm 60 của thế kỉ XIX: cuộc đụng độ giữa thế lực xâm lược là thực dân Pháp và ý chí bất khuất bảo vệ Tổ quốc của nhân dân Việt Nam. Khung cảnh bão táp đó chính là bệ đỡ hoành tráng cho bức tượng đài được dựng ở đoạn sau.. Trước khi bước vào trận đánh, nghĩa sĩ Cần Giuộc vốn là những người nông dân chăm chỉ, thiện nghệ, hiền lành, chất phác:

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhưng; chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ.

Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó.

Quen với công việc đồng áng, những người nông dân ấy hoàn toàn xa lạ với việc binh đao. Nhưng khi nghe tin quân giặc xâm phạm đất đai, bờ cõi của cha ông, trong những con người tưởng chừng như suốt đời chỉ biết lam lũ, lầm lũi, lặng lẽ, chịu đựng (cui cú£) lại có bước chuyển biến lớn lao. Quá trình chuyển biến đó được Nguyễn Đình Chiểu tập trung khắc hoạ ở các phương diện từ tình cảm đến nhận thức và đến hành động.

– Nghe-tin quân giặc đến, lẽ tất yếu những người nông dân phải chờ đợi, ngóng trông tin tức, hiệu lệnh từ Thánh đế (Ngóng gió đông), từ những trang đẹp loạn (Chạy giặc). Nhưng dường như:

 Mây giăng ải Bắc trông tin nhạn

Ngày xế non Nam bặt tiếng hồng.

(Ngóng gió đông)

 

Đọc thêm  Giới thiệu nhà thơ, nhà toán học Lương Thế Vinh

Nỗi thất vọng xen lẫn với lòng căm thù giặc khôn khuây: ghét thói mọi như nhà nông ghét cô; muốn tới ăn gan; muốn ra cắn cổ là những tình cảm hết sức hồn nhiên nảy nở trong tâm hồn những người nông dân Cần Giuộc. Không chỉ có thế, hơn khi nào hết, họ còn nhận thức một cách sâu sắc về ý thức trách nhiệm đối với sự nghiệp cứu nước: 

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; hai vầng nhật nguyệt chói loà, đâu dung lũ treo dê bán chó. 

Không phải là những người cần có trách nhiệm lớn nhất với giang sơn, đất nước nhưng rõ ràng, khi Tổ quốc lâm nguy, những người nông dân đã không xem thường trọng trách của mình. Có lẽ, chẳng mấy họ khi nghĩ rằng chính giai cấp mình mới làm nên sức mạnh quật cường, giúp các triều đại phong kiến chống trả lại bè lũ xâm lược mấy mươi thế kỉ nay. Mà đơn giản, những người nông dân ấy nhận thấy cần thiết phải làm điều gì đó cho quê hương đang bị xâm chiếm. Và khi ý thức đó đã chín muồi, nó trở thành hành động tự nguyện, trở thành ý chí quyết tâm diệt giặc:

Nào đợi ai đòi ai bắt, phen này xin ra sức đoạn hình; chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.

Những bước chuyển biến trong suy nghĩ, hành động của những người nông dân đã được Nguyễn Đình Chiểu miêu tả chân thực, sinh động, hợp lí gần gũi với cách suy nghĩ và lời ăn tiếng nói của người nông dân (trông tin quan như trời hạn trông mưa, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ). Chính vì thế, người đọc vừa có phần ngưỡng mộ trước vẻ đẹp tâm hồn những con người ấy, lại vừa có phần yêu mến, quý trọng bởi sự gần gũi của hình tượng những chuyển biến trong tình cảm, nhận thức và hành động chính là bước đệm để người nông dân trở thành anh hùng nghĩa sĩ trong trận đánh:

Mười tám ban võ nghệ nào đợi tập rèn; chín chục trận binh thư, không, chờ bày bố.

Ngoài cột có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu, bầu ngòi; trong tay cầm một ngọn tầm vông, chỉ nào sắm dao tu, nón gõ.

Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia, gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rơi đầu quan hai nọ. 

Chỉ nhọc quan quản gióng trống kì trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh; bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu sắt tàu đồng súng nổ.

Mặc dù đã được chứng kiến bước chuyển biến sâu sắc ở những người nông dân nghĩa sĩ ở các câu văn trên nhưng đến đoạn này, người đọc hoàn toàn bất ngờ trước khí thế xung trận hào hùng của đạo quân.Họ bước vào cuộc chiến với nguyên vẹn hình hài của một người nông dân ngoài cật có một manh áo vải và vũ khí chỉ đơn thuần là những nông cụ thô sơ, lạc hậu: rơm con cúi, lưỡi dao phay, cây gậy tầm vông. So với quân giặc tinh nhuệ lại được trang bị bằng bao loại vũ khí tối tân nào đạn nhỏ đạn to, nào tàu sắt tàu đồng, súng…, tưởng rằng những người nông dân nghĩa sĩ kia sẽ thất bại ngay từ phút ban đầu. Thế nhưng, mặc dù nhu, quân dụng thiếu thốn, mặc dù vũ khí thô sơ và đặc biệt, mặc cho những chiến lược chiến thuật đánh giặc cơ bản họ chưa từng được tập rèn nhưng những người nông dân nghĩa sĩ vẫn chiến đấu hết sức oanh liệt. Tinh thần, khí thế giết giặc của họ không cần thêm một động lực thúc đẩy nào (chỉ nhọc quan quản gióng trống kì trống giục); không e dè, sợ hãi trước một sức mạnh nào, họ đã khiến quân giặc phải khiếp sợ, kinh hãi (mã tà ma ní hồn kinh). Hình ảnh đội quân áo vải được tác giả khắc họa hoàn toàn bằng bút pháp hiện thực, không theo tính ước lệ, không bị chi phối bởi kiểu sáng tác lí tưởng hoá của văn thơ trung đại.

Đọc thêm  Đồng tiền trong Truyện Kiều và đồng tiền trong cuộc sống ngày hôm nay

Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu đã chủ động lựa chọn những chi tiết chân thực, tỉnh tế, đậm đặc chất sống vừa mang tính khái quát vừa mang tính đặc trưng cao (manh áo vải, ngọn tâm ông, rơm con cúi, lưỡi dao phay). Chính vì thế, vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của người nông dân nghĩa sĩ hiện lên không kém “chất” anh hùng bởi tư thế hiên ngang, coi thường mọi khó khăn, thiếu thốn (nào đợi tập rèn, không chờ bày bố, nào đợi mang, chỉ nài sắm). Bằng hệ thống từ ngữ với nhiều động từ mạnh (đánh, đốt, chém, đạp, xô, hè, ó..), dứt khoát (đốt xong, chém đặng, trối kệ), nhiều khẩu ngữ nông thôn và từ ngữ mang tính địa phương Nam Bộ (nhà dạy đạo, như chẳng có, thằng Tây, hè, ó..), bằng phép đối từ ngữ (trống kì – trống giục, lướt tới – xông vào, đạn nhỏ – đạn , đâm ngang – chém ngược..), đối ý (ta: manh áo vải, ngọn tâm uông – địch: đạn nhỏ, đạn to, tàu thiếc, tàu đông; vũ khí thô sơ: rơm con cúi, lưỡi dao phay – chiến thắng lớn: đốt xong nhà dạy đạo, chém rót đầu quan hai), đối thanh bằng – trắc (kia – nọ, kì- giục, tới – vào, nhỏ- to.), nhà văn đã khắc hoạ trước mắt người đọc hình tượng những người anh hùng trên nền một trận công đồn với khí thế tiến công ngút trời. Tư thế chủ động, mạnh mẽ, quyết liệt của họ khác hẳn với hình ảnh lính thú thời xưa:

Ngang lưng thì thắt bao vàng,

Đầu đội nón dấu vai mang súng đài.

Một tay thì cắp hoả mới,

Một tay cắp giáo quan sai xuống thuyền.

Thùng thùng trống đánh ngũ liên,

Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa.

(Ca dao)

Cùng là những người lính bước vào trận chiến nhưng rõ ràng hình ảnh nghĩa sĩ Cần Giuộc đối lập hắn với hình ảnh những chú “lính dấu” xưa. Một bên được trang bị quân nhu, quân trang đủ đây nhưng tư thế chiến đấu là bị động, là gượng ép còn một bên, dù vũ khí hết sức thô sơ nhưng khí thế tiến công lại hăng hái, quyết liệt vô cùng.

Đọc thêm  Tóm tắt Truyện Kiều - Nguyễn Du

Trước Nguyễn Đình Chiểu, văn học trung đại Việt Nam có rất nhiều tác phẩm ngợi ca sức mạnh quân đội phong kiến, tiêu biểu phải kể đến Hịch  tướng sĩ (Trần Quốc Tuấn), Thuật hoài (Phạm Ngũ Lão). Tuy nhiên, chưa có một sáng tác văn học nào tập trung khắc hoạ vẻ đẹp của những người nông dân nghĩa sĩ anh hùng. Ngay cả áng “thiên cổ hùng văn” Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi cũng mới chỉ để cập đến sức mạnh của manh lệ – những người có thân phận thấp hèn trong xã hội:

Yết can vi  kì, manh lệ chi đồ tứ tập,

Đầu giao hưởng sĩ, phụ tử chỉ bình nhất tâm. 

(Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới,

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hoà nước sông chén rượu ngọt ngào.)

Và phải chờ đến Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiếu, hình tượng người nông dân yêu nước mới được tạc dựng trọn vẹn với lòng yêu nước và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc trong văn học. Phát hiện và ngợi ca phẩm chất cao quý tiềm ẩn sau manh áo vải, sau cuộc đời lam lũ của người nông dân, Nguyễn Đình Chiểu đã thay muôn triệu người dân Việt Nam ở muôn thế hệ bày tỏ tấm lòng yêu mến, trân trọng, tự hào trước lòng yêu nước tuyệt vời của họ.

Viết bài văn tế, Nguyễn Đình Chiểu đã đặt hình tượng nhân vật trong một kết cấu chặt chẽ, hợp lí. Ngòi bút hiện thực kết hợp với chất trữ tình sâu lắng, ẩn chứa trong từng câu chữ, từng hình ảnh thể hiện nỗi cảm thông, niềm kính phục và tự hào của người viết. Cùng với đó, những từ ngữ tinh tế, chính xác, có sức gợi cảm và các biện pháp tu từ được sử dụng thành công, tạo được hiệu quả nghệ thuật cao. Tất cả những biện pháp nghệ thuật này đã góp phần đắc lực trong việc tập trung khắc hoạ bức tượng đài về người nông dân nghĩa sĩ.

Trận đấu của những người nông dân nghĩa sĩ Cần Giuộc đã lùi xa hơn thế kỉ, những người nông dân anh hùng đã hi sinh trong trận đánh ngày 16 – 12 – 1861 ở Cần Giuộc sẽ mãi mãi là vô danh như hàng ngàn người nông dân anh hùng khác đã hi sinh trong các cuộc khởi nghĩa. Nhưng vẻ đẹp của bức tượng đài hào hùng mà Nguyễn Đình Chiểu đã tạc đựng bằng Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc sẽ mãi mãi bất tử trên cánh đồng văn chương và trong tâm thức của người dân Việt Nam.

Tham khảo các bài phân tích về Lục Vân Tiên

Scroll to Top