Dàn ý bài làm
- Bức chân dung tỉnh thần tự họa của Nguyễn Công Trứ:
– Hình ảnh “ông ngất ngưởng” trên hành trình hoạn lộ:
+ Sáu câu đầu: lời tự thuật về tài năng, danh vị, trách nhiệm của mình:
- Tự tin, ý thức trách nhiệm trước cuộc đời.
- Tài năng: khoe các danh vị, chức vụ đạt được.
- Cách tự thuật thể hiện thái độ, tính thần con người biết mình vượt lên trên thiên hạ. :
-> Hình ảnh người quân tử sống bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng.
– Hình ảnh “ông ngất ngưởng” khi cáo quan về hưu:
- Ngày về hưu: không đi ngựa xe, tán lọng mà lại cưỡi bò vàng, đeo đạc ngựa, treo mo cau. -> Bức chân dung của ông đầy tính trào lộng.
- Trong cuộc sống hàng ngày, lối sống ngất ngưởng được thể hiện trong các hình ảnh đối lập khi đi du ngoạn, đi chơi chùa.
-> Hình ảnh một con người trái khoáy, lạ lùng nhưng có phong thái lãng mạn, muốn gạt bỏ tất cả những ràng buộc của cuộc đời để tận hưởng cuộc sống vui thú.
- Thái độ sống của nhà thơ: Không quan tâm đến chuyện được mất, khen chê, tiền tài, danh vọng; vui thú với cuộc sống.
- Khẳng định mình hơn đời, hơn người.
-> Bậc tài tử phong lưu, giàu năng lực, dám sống cho mình, bỏ qua sự gò bó của lễ giáo, theo đuổi cái tâm tự nhiên.
- Nhận xét, đánh giá:
– Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh ông ngất ngưởng: từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, ít nhiều có sự phá .cách về quan niệm sống, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến.
– Nguyễn Công Trứ là một cá tính độc đáo, một cái “tôi” hiếm gặp trong xã hội phong kiến xưa và trong văn học trung đại.
Đọc thêm các bài phân tích văn mẫu lớp 10
Bài làm văn mẫu
Nguyễn Công Trứ là một trong những nhà thơ gây ấn tượng sâu sắc trong lòng người đọc bởi một cá tính độc đáo. Và chúng ta có thể nhận diện cá tính đó qua một sáng tác tiêu biểu của ông: Bài ca ngất ngưởng.
Sinh thời, Nguyễn Công Trứ là người tài danh. Nhưng lận đận đường thi cử suốt thời thanh niên, mãi đến năm bốn mươi hai tuổi ông mới đỗ đạt. Nguyễn Công Trứ làm quan dưới triều Nguyễn hai mươi tám năm, từng thăng giáng nhiều lần nhưng ông luôn giữ được thái độ bình thản và chu tất trước các công việc được giao. Trong phân đầu bài hát nói, chúng ta bắt gặp hình ảnh “ông ngất ngưởng” trên con đường hoạn lộ của mình:
Vũ trụ nội mạc phi phận sự,
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lông.
Với thái độ tự tin, với ý thức trách nhiệm trước cuộc đời, với ý chí lớn lao, Nguyễn Công Trứ tự giác nhận mọi việc trong khoảng trời đất đều phận sự của mình. Tỉnh thần, ý thức ấy cũng từng được nhà thơ bày tỏ trong nhiều sáng tác khác:
– Làm trai đứng ở trong trời đất
Phải có danh gì với núi sông
– Không công danh thà nát với cỏ cây
– Vũ trụ giao ngộ phận sự
Toàn bộ câu thơ đầu tiên được viết bằng chữ Hán với âm hưởng nghiêm trang, thể hiện thái độ nghiêm túc nhận trách nhiệm của Nguyễn Công Trứ. Và sở dĩ ông có thể mạnh bạo khẳng định trọng trách của bản thân bởi Hi Văn là người rất mực tài ba, tài trí, đặc biệt là tài thao lược. Cách nói: Ông Hi Văn tài bộ đã vào lông thể hiện tư thế nhập thế tích cực chủ động của tác giá. Lối xưng tên hiếm thấy trong văn học trung đại thể hiện ý thức về “cái tôi” cá nhân của Nguyễn Công Trứ. Ngay sau đó, nhà thơ tục liệt kê các danh vị, chức vụ đạt được:
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc bình Tây cờ đại tướng,
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
Lời thơ ngắt nhịp dồn dập, mạnh mẽ thể hiện niềm vui, niềm tự hào của Nguyễn Công Trứ về những thành tích đã đạt được trong thi cử, quan trường. Ông lựa chọn, kể ra những thành tích tiêu biểu nhất để minh chứng cho tài bộ đã nêu ở trên. Sự xuất hiện của các từ Hán Việt (Thủ khoa Thơm tán, Tổng đốc, thao lược, bình Tây, đại tướng, Phủ doãn) cùng với điệp từ khi mang đến lời ca âm hưởng lâng lâng tự hào. Không tự hào sao được khi ông là con người có tài năng thực sự, từng giữ những chức vụ danh vị cao như thế. Rõ ràng Nguyễn Công Trứ không chỉ khoe mà còn tự ý thức được một cách sâu sắc về tài năng của mình. Cách tự thuật xuất phát từ lối sống ngất ngưởng thể hiện thái độ, tinh thần con người biết mình vượt lên trên thiên hạ. Qua sáu câu thơ đầu, chúng ta bắt gặp hình ảnh một người quân tử sống bản lĩnh, đầy tự tin, kiên trì lí tưởng.
Với Nguyễn Công Trứ, ngất ngưởng là một thói quen, một phong cách sống. Vậy nên ông không chỉ ngất ngưởng khi làm quan mà còn ngất ngưởng khi cáo quan về hưu.
Nguyễn Công Trứ khắc ghi ngày hưu quan bằng một câu thơ chữ Hán với âm điệu trang trọng, nghiêm túc: Đô môn giải tổ chi niên. Nhưng ngay sau về nghiêm túc, trang trọng ấy, chúng ta lại bắt gặp hình ảnh một “ông ngất ngưởng” thật hài hước:
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Với các vị quan lớn, về hưu là một sự kiện long trọng. Nhưng trong ngày trọng đại đó, Nguyễn Công Trứ lại không đi ngựa xe, không dùng tán lọng mà lại cưỡi bò vàng, đeo đạc ngựa, treo mo cau có ghi một bài thơ, trong đó có câu: Sẵn tấm mo che miệng thế gian. Hành động ngược đời, trái khoáy và dáng vẻ ngạo nghễ đó chẳng phải nhằm mục đích trêu người, ngạo thế hay sao? Nghi thức đó khiến cho bức chân dung của ông đây tính trào lộng. Không chỉ riêng Nguyễn Công Trứ mà con bò của ông cũng hoá ngất ngưởng!
Trở về với cuộc sống đời thường, Nguyễn Công Trứ vẫn giữ nguyên lối sống ngất ngưởng:
Rìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì,
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Đi thăm thú những nơi danh lam thắng cảnh là một thú vui tao nhã của những bậc tao nhân nhưng Nguyễn Công Trứ lại mang theo cung kiếm và trong tư thế của một võ tướng, ông lại giữ khuôn mặt từ bi. Đến chốn chùa chiền thâm nghiêm nhưng Nguyễn Công Trứ lại mang theo hầu gái. Thay vì gác bỏ mọi phàm tục của đời thường, ông lại giữ nguyên kiểu trần tục để vào nơi tôn nghiêm. Thế nên Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng. Qua phép đối lập và cách nói trào lộng, tác giả đã cho người đọc gặp gỡ một con người trái khoáy, lạ lùng. Đây là con người có phong thái ung dung, lãng mạn, muốn gạt bỏ tất, cả những ràng buộc của cuộc đời để tận hưởng cuộc sống vui thú theo sở thích của mình chứ không phải theo tiêu chuẩn đạo đức cho phép. Âm điệu lời thơ nhẹ nhàng thể hiện phong thái hào hoa của nhân vật trữ tình hay cũng chính là của Nguyễn Công Trứ một con người luôn ngất ngưởng dạo bước giữa cuộc đời cũng chính là con người ngất ngưởng trong lối sống:
Được mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không Phật, không Tiên, không vướng tục.
Các từ láy dương dương, phơi phới cùng với điển tích người thời thượng cho thấy Nguyễn Công Trứ không quan tâm đến chuyện được mất, không chú ý đến việc khen chê, ông rất thờ ơ trước tiền tài, danh vọng. Và càng thờ ơ với danh vọng, ông càng vui thú với cuộc sống. Điệp từ kh¿ cùng với nhịp thơ ngắn, dồn dập và phép đối gợi không khí, cảm giác được đắm chìm vào cung đàn, nhịp phách, đắm trong men rượu chếnh choáng mà Nguyễn Công Trứ là người đang thăng hoa. Lời thơ thể hiện thái độ sống thiên về hưởng lạc, vui thú tinh thần. Có thể nói Nguyễn Công Trứ đang đi qua một cuộc sống viên mãn, trọn vẹn công danh, tỉnh thần phấn khởi và ông rất hài lòng về điều đó.
Bài ca kết thúc bằng những câu thơ Nguyễn Công Trứ tự đề cao, đánh giá công trạng của mình:
Chẳng Trái, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung,
Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Xếp mình vào hàng danh tướng, Nguyễn Công Trứ một lần nữa lại tự hào về cái người ta ít tự hào, ít kể, đó là nghĩa vua tôi. Câu hỏi khép lại bài thơ cũng chính là lời tự khẳng định nhân cách của ông: Trong triều ai ngất ngưởng như ông!
Bài ca ngất ngưởng là một tiếng thơ vui, một tiếng cười lớn của Nguyễn Công Trứ thể hiện nỗi hân hoan bất tuyệt của “ông ngất ngưởng”. Qua bài ca, chúng ta được gặp gỡ Nguyễn Công Trứ: một con người giàu năng lực từng làm nên sự nghiệp lớn, tâm hồn tự do phóng khoáng, bản lĩnh sống mạnh mẽ, dám sống cho mình, vượt qua khuôn sáo khắt khe của lễ giáo phong kiến để theo đuổi cái tâm tự nhiên.
Nguyễn Công Trứ đích thực là một cá tính độc đáo, một cái “tôi” hiếm gặp trong xã hội phong kiến xưa và trong văn học trung đại!
Xem thêm các bài viết của tác giả Nguyễn Trãi và Nguyễn Du